Đối với việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày nói chung và ở bài thi IELTS speaking nói riêng, các từ, cụm từ nối (discourse markers) được biết đến như một trong những công cụ hiệu quả giúp nối các câu hay liên kết ý văn, nhằm hỗ trợ mục đích diễn đạt và tăng thêm độ trôi chảy, mạch lạc (Fluency and coherence), một trong 4 tiêu chí chính để đánh giá phần thi nói của IELTS.
Vậy discourse markers là gì? Ứng dụng của chúng trong văn nói như thế nào để cải thiện điểm số bài thi? Bài viết dưới đây sẽ giúp các thí sinh giải đáp thắc mắc này.
Discourse markers là cái gì?
Trong một số trường hợp, “discourse markers” cũng được xem như những từ thừa (fillers) giúp lấp đầy những khoảng ngừng khi người nói cần suy nghĩ để tìm ý hay từ vựng. Nhờ vậy giúp lời nói tự nhiên hơn mà không làm ảnh hưởng đến nghĩa gốc.
Ví dụ một số câu trả lời của IELTS Speaking Part 1 có sử dụng từ nối:
Do you like tea or coffee? (Bạn thích trà hay cà phê?) |
---|
Well, I’m a tea lover, like milk tea and green tea. To tell the truth, I usually drink a cup of tea every night before studying to keep myself mentally alert.
(À, tôi là một người thích uống trà, như là trà sữa và trà xanh. Nói thật, tôi thường uống một tách trà mỗi tối trước khi học để giữ tinh thần tỉnh táo.)
So, I would say I’m a coffee addict. You see, I’m more into milk coffee since I can’t stand the bitterness of coffee, honestly
(Chà, tôi có thể nói rằng mình là một người nghiện cà phê. Bạn biết đấy, tôi thích cà phê sữa hơn vì tôi không thể chịu được vị đắng của cà phê, thành thật mà nói là vậy)
Which app on your phone do you often use recently? (Gần đây bạn hay sử dụng ứng dụng nào trên điện thoại của mình?) |
---|
Well, I’ve recently used an app called “Elsa speak” to improve my English pronunciation. You know, this app are being promoted on almost every social networking site. On top of that, it has been receiving thousands of positive reviews from users. (Chà, gần đây tôi đã sử dụng một ứng dụng có tên “Elsa speak” để cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của mình. Bạn biết đấy, ứng dụng này đang được quảng bá trên hầu hết các trang mạng xã hội. Hơn hết, nó đã và đang nhận được hàng nghìn đánh giá tích cực từ người dùng.)
Why do people like this application? (Tại sao mọi người thích ứng dụng này?) |
---|
This app is absolutely user-friendly. What’s more, it is compatible with any operating system on your phone. (Ứng dụng này hoàn toàn thân thiện với người dùng. Hơn nữa, nó tương thích với mọi hệ điều hành trên điện thoại của bạn.)
Trong các ví dụ trên, các từ in đậm là các “discouse markers”, trong đó :
“So”, “Well” là những từ nối để mở đầu cuộc hội thoại, lời nói.
“Honestly” thể hiện thái độ thành thật của người nói.
“You see” là từ nối ra dấu hiệu mong muốn chia sẻ một thông tin mới đến người nghe và “You know” được sử dụng để đưa ra thông tin mà người nói trông đợi rằng người nghe đã biết.
“On top of that” và “What’s more” giúp thêm thông tin vào các ý trước đó.
Ngoài ra, một số từ nối khác phổ biến thường gặp trong phần thi Speaking như: You know, as I say, I mean, anyway, basically, mind you,…
Việc sử dụng từ nối trong IELTS speaking
Band điểm | Mô tả |
---|---|
8 | Develops topics coherently and appropriately |
7 | Uses a range of connectives and discourse markers with some flexibility |
6 | Uses a range of connectives and discourse markers but not always appropriately |
5 | May over-use certain connectives and discourse markers |
4 | Links basic sentences but with repetitious use of simple connectives |
Như vậy, thí sinh ở các band điểm thấp thông thường chỉ sử dụng được các từ nối đơn giản một cách lặp đi lặp lại hoặc lạm dụng chúng quá nhiều. Để đạt đến band 7, một trong những việc thí sinh cần làm là sử dụng càng nhiều, đa dạng các từ nối khác nhau một cách hợp lý, linh hoạt.
Tiếp theo, tác giả sẽ giới thiệu các từ nối thường được người bản ngữ dùng trong văn nói, cũng như cách vận dụng các từ này trong giao tiếp một cách tự nhiên, chính xác.
Phân loại và cách sử dụng hiệu quả các từ nối
Các từ nối được dùng để sắp xếp và tổ chức ý trong câu
Mục đích | Các từ nối có thể được sử dụng |
---|---|
Bắt đầu và kết thúc cuộc trò chuyện |
|
Ví dụ:
Do you work or are you a student? (Bạn đã đi làm hay còn là sinh viên?) |
---|
Well, currently I’m a senior and I’m studying at International University. (À, hiện tại tôi là sinh viên năm cuối và đang học tại Đại học Quốc tế.)
What is your major? (Chuyên ngành của bạn là gì?) |
---|
So, I major in International relations. (À, tôi học chuyên ngành Quan hệ quốc tế.)
Thay đổi chủ đề |
|
Ví dụ:
Mom: Have you finished your homework?
Son: Of course I have. By the way, what will we have for lunch, mom?
Mom: Meat and soup.
Trong ví dụ trên, người mẹ bắt đầu cuộc trò chuyện khi hỏi con trai rằng đã làm bài tập chưa. Cậu bé trả lời là có và sau đó, cậu muốn chuyển chủ đề, thay vì nói tiếp về bài tập về nhà, cậu muốn hỏi mẹ xem trưa nay ăn gì, do vậy cậu bé dùng từ “by the way” để bắt đầu câu hỏi về một chủ đề khác so với những gì mà hai mẹ con đang nói.
Thêm thông tin |
|
|
Ví dụ:
What do you like about your house? (Bạn thích gì về ngôi nhà của mình?) |
---|
Well, It’s spacious and fully- furnished. On top of that, the rental fee is affordable for a student like me. (Chà, nó rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Hơn hết, phí thuê nhà vừa phải với một sinh viên như tôi.)
What part of your house do you like the most? (Bạn thích phần nào nhất trong ngôi nhà của bạn?) |
---|
The kitchen, I would say. Cuz I’m into cooking. Also, my family members are usually gathering together in the kitchen to have meal, and to enjoy many delicious dishes cooked by my mom. (Tôi sẽ nói đó là nhà bếp. Vì tôi thích nấu ăn. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình tôi thường quây quần bên bếp để dùng bữa và thưởng thức nhiều món ăn ngon do mẹ nấu.)
Do you want to change anything in your house? (Bạn có muốn thay đổi gì trong ngôi nhà của mình không?) |
---|
I’ve not thought about it before, actually. But if I have free time, I would like to repaint my house in blue. And one more thing, I want to decorate my own bed room with some new paintings and potted trees. (Thực ra tôi chưa nghĩ đến điều đó trước đây. Nhưng nếu có thời gian rảnh, tôi muốn sơn lại ngôi nhà của mình màu xanh lam. Và một điều nữa là, tôi muốn trang trí phòng ngủ của chính mình bằng một số bức tranh và chậu cây mới.)
Sắp xếp thứ tự các ý |
|
|
Ví dụ:
In your opinion, what are some drawbacks of living in a big city? (Theo bạn, một số hạn chế khi sống ở một thành phố lớn là gì?) |
---|
Well, for a start, life in major cities is quite hectic. I mean everyone are so busy with their work that they don’t even have enough time to talk and get to know others. And then, I hate the heavy traffic here. You know, being stuck in the traffic congestion during peak hours really drive me crazy. (Vâng, đầu tiên thì, cuộc sống ở các thành phố lớn khá hối hả. Ý tôi là tất cả mọi người đều quá bận rộn với công việc của họ, thậm chí không có đủ thời gian để nói chuyện và làm quen với những người khác. Và sau nữa là, tôi ghét giao thông đông đúc ở đây. Bạn biết đấy, kẹt xe trong giờ cao điểm thực sự khiến tôi phát điên.)
Đối lập các ý |
|
Ví dụ:
I get on well with my roommate most of the time, simply because we have a lot in common. Having said that, we sometimes argue since she doesn’t see eyes to eyes with me in some situations.
(Tôi hòa thuận với bạn cùng phòng của mình hầu hết thời gian, đơn giản vì chúng tôi có nhiều điểm chung. Tuy vậy, đôi khi chúng tôi đôi khi tranh cãi chỉ vì cô ấy không đồng quan điểm với tôi trong một số tình huống.)
Các từ nối được sử dụng để hướng dẫn, phát triển ý
Mục đích | Các từ nối có thể được sử dụng |
---|---|
Giải thích câu trả lời một cách rõ ràng hơn |
|
Ví dụ:
Do you have any plants at home? (Bạn có trồng cây gì trong nhà không?) |
---|
No, I don’t. Honestly, I don’t have a green thumb. Well, I mean I don’t know much about planting, only that plants need watering, fertilizing. (Không, tôi không. Thành thật mà nói, tôi không có khiếu. À, ý tôi là tôi không biết nhiều về trồng trọt, chỉ biết rằng cây cần tưới nước, bón phân)
Nhắc lại nội dung đã nói trước đó |
|
Ví dụ:
Do you prefer a city break or a beach holiday? (Bạn thích một kỳ nghỉ ở thành phố hay một kỳ nghỉ trên bãi biển?) |
---|
A beach holiday, definitely. Like I said, I’ve been living in HCM city for quite a long time, and I just want to stay away from the bustle and hustle of city life. So enjoying a day off on a sandy beach would be much better, I suppose. (Một kỳ nghỉ ở bãi biển, chắc chắn rồi. Như tôi đã nói, tôi đã sống ở thành phố Hồ Chí Minh khá lâu và tôi chỉ muốn tránh xa sự nhộn nhịp và hối hả của cuộc sống thành phố. Vì vậy, tận hưởng một ngày nghỉ trên bãi biển đầy cát sẽ tốt hơn nhiều, tôi cho là vậy.)
Ở ví dụ trên, người nói sử dụng từ nối “like I said” trước phần thông tin “tôi đã sống ở thành phố một thời gian khá lâu”, điều này có nghĩa là phần thông tin này đã được chia sẻ trước đó.
Thay đổi, sửa lại một phần thông tin hoặc đưa ra một thông tin bất ngờ với người nghe |
|
Ví dụ:
How long have you lived in Ho Chi Minh city? (Bạn sống ở thành phố Hồ Chí Minh bao lâu rồi?) |
---|
Well, I’ve been living there for almost 5 year since I started my university studies. Actually, I was born and grew up in Quang Nam province, a flar-flung area which is in the central part of VietNam. (Tôi đã sống ở đó gần 5 năm kể từ khi tôi bắt đầu học đại học. Thực ra tôi sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Nam, một vùng đất xa xôi thuộc miền Trung Việt Nam.)
Sau khi đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi câu hỏi “bạn đã sống ở thành phố Hồ Chí Minh được bao lâu? ”, thí sinh muốn chia sẻ một thông tin thật khác với giám khảo rằng thật ra là mình được sinh ra và lớn lên ở một vùng xa xôi ở miền Trung của Việt Nam.
Ngoài ra, khi chia sẻ một lượng thông tin, kiến thức nào đó, người nói cũng sẽ dùng các “discourse markers” để chỉ ra đâu là những kiến thức mà người nói mong rằng người nghe đã biết vì đó là phần thông tin cũ hoặc được chia sẻ trước đó. Mặt khác, người nói cũng chia sẻ những thông tin, kiến thức mới, cụ thể:
Mục đích | Các từ nối có thể được sử dụng |
Chia sẻ phần kiến thức cũ |
|
Ví dụ:
Do you like travelling? (Bạn có thích đi du lịch không?) |
---|
Of course, I do. You know, it’s a great way to relax and temporarily disconnect from work. (Tất nhiên rồi. Bạn biết đấy, đó là một cách tuyệt vời để thư giãn và tạm rời xa công việc.)
Đưa ra các thông tin mới mẻ hơn |
|
Ví dụ:
Do you plan to live in your current house for a long time? (Bạn có dự định sống lâu dài trong ngôi nhà hiện tại của mình không?) |
---|
Nope. I don’t think so. You see, it’s a bit small and stuffy so I wanna move to another spacious flat to get a sense of comfort. (Không. Tôi không nghĩ vậy. Bạn thấy đấy, nó hơi nhỏ và ngột ngạt nên tôi muốn chuyển đến một căn hộ rộng rãi khác để có cảm giác thoải mái hơn)
Các từ nối được sử dụng để biểu hiện thái độ, cảm nhận của người nói
Mục đích | Các từ nối được sử dụng |
Thể hiện sự thành thật |
|
Ví dụ:
Do you often write with a pen? (Bạn có thường viết bằng bút không?) |
---|
Nope. To be honest, my handwriting is not very legible, so I prefer typing on a computer. (Không. Thành thật mà nói, chữ viết tay của tôi không rõ ràng lắm, vì vậy tôi thích gõ trên máy tính hơn.)
Thể hiện sự khẳng định, chắc chắn trong lời nói |
|
Ví dụ:
Do you think it’s important to eat a lot of vegetables? (Bạn có nghĩ rằng ăn nhiều rau là điều quan trọng) |
---|
Obviously! You know, vegetables contain a high amount of nutrients such as vitamins and fiber which can help strengthen the immune system. (Rõ ràng rồi! Bạn biết đấy, rau có chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng như vitamin và chất xơ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.)
Do you often eat vegetable? (Bạn có thường ăn rau không?) |
---|
Of course! I would say I’m a health- conscious person so eat much vegetables is my first priority to follow a healthy diet. (Tất nhiên! Tôi có thể nói rằng mình là một người có ý thức về sức khỏe, do vậy ăn nhiều rau là ưu tiên hàng đầu của tôi để tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.)
Thể hiện một mức độ chưa chắc chắn |
|
Ví dụ:
What do you think is the most popular free-time activity in Vietnam? (Bạn nghĩ đâu là hoạt động phổ biến nhất trong thời gian rảnh của mọi người ở Việt Nam?) |
---|
Listening to music, I suppose that. People, especially the young are into listening to music in their free time cuz it helps them relieve stress and chill out after their study (Nghe nhạc, tôi cho là vậy. Mọi người, đặc biệt là những người trẻ thích nghe nhạc vào thời rãnh vì điều đó giúp họ giải tỏa căng thẳng và thư giãn sau giờ học.)
Thể hiện sự thừa nhận (thường là một điều không tích cực) |
|
Ví dụ:
Do you set a plan every day? (Bạn có lập kế hoạch hàng ngày không?) |
---|
Not really. To tell the truth, I’m a bit of a procrastinator. I must admit that I sometimes got into trouble since I forgot important tasks or missed the deadline. (Không hẳn. Nói thật, tôi là một người hay trì hoãn. Tôi phải thừa nhận rằng đôi khi tôi gặp rắc rối vì quên các nhiệm vụ quan trọng hay trễ deadline).
Một số từ khác |
|
Ví dụ:
Are the transport facilities to your home very good? (Cở sở vật chất về giao thông đến nhà bạn có tốt không?) |
---|
No, unfortunately. I’m living in the most bustling street in district 9. You know, loads of people commuting every day on such a narrow street which leads to heavy traffic congestion, especially on rush hours. I can’t stand being stuck in the jams, honestly. Hopefully in the near future, the authorities can invest money to widen this road and improve its quality. (Rất tiếc là không. Tôi đang sống ở con phố nhộn nhịp nhất quận 9. Bạn biết đấy, hàng ngày có rất nhiều người đi lại trên con đường chật hẹp dẫn đến tắc nghẽn giao thông nặng nề, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Thành thật mà nói, tôi không thể chịu đựng được việc kẹt xe. Hy vọng trong thời gian sắp tới, các cơ quan chính quyền có thể đầu tư kinh phí để mở rộng và nâng cao chất lượng con đường này)
Một số từ nối khác
Các từ nối được sử dụng giống như câu trả lời hoặc phản hồi
Một số “discourse markers” được sử dụng như câu đáp ngắn trong khi đang nghe người khác nói. Việc này cho thấy người nói có chú ý và quan tâm đến nội dung bài trình bày đó, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc như ngạc nhiên, đồng cảm,… cụ thể:
I see | Really | Sure | Exactly |
Quite | Absolutely | Wonderful | Yeah |
Các từ nối có thể được áp dụng để làm giảm sự cứng nhắc của tình huống
Khi muốn giảm nhẹ tính chắc chắn của vấn đề hoặc tránh nói quá thẳng, người nói có thể dùng các từ sau đây:
Apparently | Kind of | Just |
Sort of | Maybe | Perhaps |
Ví dụ:
Do you play any water sports? (Bạn có chơi bất kỳ môn thể thao dưới nước nào không?) |
---|
No, to be honest. I don’t even know to swim despite the fact that I was born and grew up in a coastal city. I should probably try one, maybe water surfing, just to relax during this hot summer. (Thành thật mà nói là không. Tôi thậm chí còn không biết bơi mặc dù thực tế là tôi sinh ra và lớn lên ở một thành phố biển. Tôi có lẽ nên thử một môn, có thể là lướt sóng, chỉ để thư giãn trong mùa hè nóng nực này.)
Ở ví dụ trên, trong khi trả lời, người nói có nhắc đến việc mình nên tham gia một môn thể thao và có thể là lướt sóng. Việc sử dụng “probably” và “maybe” góp phần làm giảm mức độ chắc chắn trong lời nói, nghĩa là người nói vẫn chưa đưa ra quyết định hẳn.
Trong một ví dụ khác, so sánh giữa hai câu sau:
| Việc sử dụng từ “kind of” trong câu đầu tiên giúp giảm nhẹ ý của câu nói, tránh nói quá thẳng thắng về tính cách “nhút nhát” của đối tượng được đề cập. |
|
| “Sort of” được sử dụng để giảm bớt mức độ chính xác trong thông tin được đưa ra. |
|