Trong dạng bài Process ở phần thi kỹ năng Viết Task 1 của bài thi IELTS (IELTS Writing Task 1), người viết ko diễn đạt ý kiến, chỉ dùng cấu trúc bị động mô tả các bước trong quy trình. Vì vậy, rất nhiều thí sinh gặp khó khăn khi không thể đa dạng các ngữ pháp sử dụng trong bài Process và liên tục lặp lại cấu trúc câu bị động cơ bản. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu một số cấu trúc câu phức phát triển trên nền cấu trúc bị động cơ bản để người viết có thể áp dụng vào các bài mô tả quy trình nhân tạo.
Introducing the Process type
Introduction to the type of essay
Quy trình (Process) là một dạng câu hỏi trong IELTS Writing Task 1. Đối với dạng câu hỏi này, thí sinh được yêu cầu mô tả các bước trong một quy trình nhân tạo (quy trình sản xuất hoặc quy trình tái chế một sản phẩm nào đó) hoặc quy trình tự nhiên (vòng đời của cá hồi, ong) dựa trên hình ảnh trong đề bài.
Ví dụ
Quy trình nhân tạo:
The process below shows how glass bottles are recycled.
Quy trình tự nhiên:
Lưu ý: Thí sinh cần miêu tả tất cả các bước và lần lượt từng bước theo thứ tự trong hình ảnh cho trước. Thí sinh miêu tả khách quan các bước theo hình, không thêm vào ý kiến cá nhân hoặc các thông tin không có trên hình.
Language to be used in the Artificial Process essay type
Dạng bài Process thường không có thời gian. Các ngữ pháp khi mô tả các bước trong quy trình được dùng ở thì hiện tại đơn.
Describing actions occurring at each step
Để miêu tả ở từng bước trong Quy trình nhân tạo diễn ra hành động gì (chai nhựa được thu thập, thủy tinh được nung chảy, …), trong hầu hết các trường hợp, người viết sử dụng cấu trúc câu ở thể bị động.
Chủ ngữ + to be + động từ -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ý nghĩa: Chủ ngữ chịu tác động từ một hành động cụ thể.
Trong dạng bài Process, chủ ngữ là các nguyên vật liệu, sản phẩm trong quy trình.
Đối với dạng bài Process, đề bài không nêu thông tin cụ thể về người (hoặc tổ chức) thực hiện các hành động sản xuất. Ngoài ra, thông tin cần nhấn mạnh khi mô tả các bước trong quy trình là hành động chính của bước đó và đối tượng chịu tác động của hành động này (Ví dụ: nhấn mạnh hành động chính là “thu thập” và đối tượng chịu tác động là “những cái chai”). Vì vậy, cấu trúc câu bị động được sử dụng thay vì chủ động trong phần lớn các bài.
Ví dụ:
Waste paper is collected. (Giấy thải được thu thập.)
Glass bottles are broken into pieces. (Những các chai thủy tinh bị đập vỡ thành các mảnh nhỏ.)
Linking the steps
Thí sinh dùng các từ nối liên kết trình tự như At the first stage, (trong giai đoạn đầu tiên), Next, (tiếp theo), Finally, (cuối cùng) để liên kết và thể hiện trình tự trước sau của các bước trong quy trình.
Ví dụ:
At the first stage, plastic bags are used and thrown away by customers. (Ở giai đoạn đầu tiên, những túi plastic được sử dụng và vứt đi bởi các khách hàng.)
Next, those bags are collected and stored at a collecting point. (Tiếp theo, những cái túi đó được thu thập và chứa ở một điểm tập trung.)
Why the need for grammar and language diversity in the process essay
Nhìn vào band điểm IELTS ở tiêu chí ngữ pháp (Grammar):
Từ band 6 trở lên, tiêu chí Grammar yêu cầu thí sinh phải sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp đa dạng (use a wide range of structures). Chỉ giới hạn trong việc sử dụng cấu trúc bị động cơ bản sẽ khiến điểm Grammar của các thí sinh có khả năng rơi vào band 5.
Ngoài ra, việc đa dạng hóa cấu trúc mô tả và liên kết các bước trong quy trình cũng giúp bài viết trở nên mượt mà hơn, và người viết cũng có thể mô tả những bước phức tạp (Ví dụ: Các bước phân nhánh).
Diversifying the description structure at each step
Cấu trúc 1:
The process begins / continues/ ends with đối tượng + being + động từ -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3 (+ by thiết bị/ máy móc)
Ý nghĩa: Quy trình bắt đầu/ tiếp tục/ kết thúc với việc đối tượng được xử lý (bởi các thiết bị/ máy móc).
Ví dụ:
The process begins with waste paper being collected. (Quy trình bắt đầu bằng việc những giấy thải được thu thập.)
The process continues with olives being washed by a rinsing machine. (Quy trình tiếp tục với việc dùng máy rửa làm sạch những trái olive.)
Cấu trúc 2:
The first/next/ final step takes place in a nơi chốn where/ in which đối tượng + to be + động từ -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ý nghĩa: Bước đầu tiên/ tiếp theo/ cuối cùng diễn ra ở …. nơi mà đối tượng được xử lý.
Ví dụ:
The next step takes place in a sorting factory in which bottles are sorted based on their colors. (Bước tiếp theo của quy trình diễn ra ở một nhà máy phân loại mà tại đó những cái chai được phân loại dựa trên màu của chúng.)
The final step takes place in supermarkets where recycled bottles are sold to customers again. (Bước cuối cùng diễn ra ở các siêu thị nơi mà những cái chai tái chế được bán cho khách hàng lần nữa.)
Lưu ý: Người viết cũng có thể sử dụng thể chủ động sau “where” trong câu trên:
The final step takes place in supermarkets where customers buy and use recycled bottles again. (Bước cuối cùng diễn ra ở các siêu thị nơi mà các khách hàng có thể mua và sử dụng những chai tái chế.)
Cấu trúc 3:
Đối tượng be sent to a một thiết bị in which they/ it + to be + động từ -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
hoặc
Đối tượng be transported to a một nơi chốn in which they/ it + to be + động từ -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ý nghĩa: Đối tượng được gửi đến một thiết bị mà trong đó chúng được xử lý hoặc đối tượng được gửi đến một nơi chốn mà ở đó chúng được xử lý.
Ví dụ:
Glass pieces are sent to a furnace in which they are melted. (Những mảnh vỡ thủy tinh được gửi đến một lò nấu thủy tinh nơi mà tại đó chúng được nung chảy.)
Plastic waste is transported to a factory in which it is treated with chemicals. (Rác thải plastic được vận chuyển đến một nhà máy mà ở đó nó được xử lý bằng hóa chất.)
Cấu trúc 4:
The first/ second/ next/ final step of the process involves động từ -ing + đối tượng.
Lưu ý: Ở cấu trúc này động từ mang nghĩa chủ động.
Ý nghĩa: Bước đầu tiên/ thứ hai/ tiếp theo/ cuối cùng của quy trình bao gồm việc xử lý đối tượng
Ví dụ:
The fourth step of the process involves cleaning and sorting the collected bottles. (Bước thứ tư của quy trình bao gồm việc làm sạch và phân loại các chai đã được thu thập.)
The first step of the process involves harvesting ripe oranges. (Bước đầu tiên của quy trình bao gồm việc thu hoạch những trái cam chín.)
Các cấu trúc phân nhánh 1:
While đối tượng 1 + to be + động từ 1 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3), đối tượng 2 + to be + động từ 2 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ý nghĩa: Trong khi đối tượng 1 được xử lý 1, đối tượng 2 được xử lý 2.
Ví dụ:
While bottles are transported to a cleaning factory, other kinds of waste are buried in landfills. (Trong khi những cái chai được vận chuyển đến một nhà máy làm sạch, các loại rác thải khác được chôn ở bãi rác.)
Các cấu trúc phân nhánh 2:
Đối tượng 1 + to be + động từ 1 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3), with đối tượng 2 + being + động từ 2 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ý nghĩa: Đối tượng 1 được xử lý 1, với đối tượng 2 được xử lý 2.
Ví dụ:
Olives are smashed into olive paste, with olive stones being taken away. (Những trái ô liu được nghiền thành bột nhão, với những hạt ô liu được lấy đi.)
Đa dạng hóa phương thức liên kết giữa các bước
Sử dụng liên từ ở đầu câu
[Từ nối], chủ ngữ + động từ
Ví dụ:
First of all, ripe pineapples are collected. (Đầu tiên, những quả thơm chính được thu thập.)
Finally, the recycled bottles are distributed to shops and supermarkets. (Cuối cùng, những cái chai đã được tái chế được phân phối đến các cửa hàng và siêu thị.)
Bước | Từ nối |
Bước đầu | First of all, /To begin with, /Initially, /In the first stage |
Các bước giữa | Subsequently, /After that, /At this point (in the process), /Following this, /Next, /At the second (third, fourth) stage, |
Các bước cuối | Finally, /In the last stage |
Sử dụng liên từ giữa các câu
Các từ nối sau đều dùng để nối hai bước liên tiếp nhau trong quy trình.
Cấu trúc 1:
Đối tượng + be + động từ 1 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3), and then/ after which it/ they + be + động từ 2 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ví dụ:
The ripe pineapples are harvested, and then they are transported to a factory. (Những trái thơm chính thì được thu hoạch, và sau đó chúng được chuyển đến một nhà máy.)
The apples are cut into slices, after which they are canned. (Những trái táo được cắt thành nhiều lát, sau đó chúng được đóng hộp.)
Cấu trúc 2:
Đối tượng + be + then + động từ 1 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ví dụ:
The mixture is then poured into molds. (Chất hỗn hợp sau đó được đổ vào những cái khuôn.)
The olives are then sent to a machine in which they are smashed. (Những trái ô liu sau đó được đưa vào một cái máy mà ở đó chúng được nghiền nhuyễn.)
Cấu trúc 3:
After + being + động từ 1 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3), đối tượng + be + động từ 2 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Hoặc:
Đối tượng + be + động từ 1 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3) before + being + động từ 2 -ed (hoặc động từ bất quy tắc cột 3)
Ví dụ:
Sau khi được đóng gói, gạo được phân phối đến các siêu thị. (Sau khi được đóng gói, gạo được phân phối đến các siêu thị.)
Gạo được đóng gói trước khi được phân phối đến các siêu thị. (Gạo được đóng gói trước khi được phân phối đến các siêu thị.)