Đồ ăn vặt hay còn gọi là thực phẩm không lành mạnh, với tên gốc tiếng Anh là junk food, là một thuật ngữ lóng dùng để chỉ những món ăn có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe như đường, chất béo, và muối.
Khái niệm
Trong tiếng Anh, từ 'junk' chỉ những thứ không có giá trị, có thể vứt bỏ. 'Junk food' nghĩa là thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Trong tiếng Việt, thuật ngữ này được hiểu là đồ ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng. Đây là một khái niệm mới xuất hiện trong ngành dinh dưỡng để phân biệt với thực phẩm bổ dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa, v.v.
Đặc điểm của thực phẩm vặt
Các món ăn được gọi là Junk Food thường chứa nhiều đường và tinh bột, như bánh kẹo và nước ngọt. Những ví dụ phổ biến bao gồm khoai tây chiên, pizza, bánh kẹo, các loại snack giòn, và thức uống có gas như Coca, Pepsi. Những thực phẩm này có thể mang lại sự hài lòng nhất thời, nhưng nếu ăn nhiều dễ dẫn đến béo phì, cao mỡ, cao huyết áp. Nhiều người Mỹ ưa chuộng 'junk food', với các món ăn giòn, ngọt, và nhiều calorie luôn bán chạy.
Junk Food là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm, thiếu chất xơ và dinh dưỡng, không chứa vitamin, nhưng lại chứa nhiều carbohydrate có chỉ số đường huyết cao (High GI), gây béo phì và bệnh tật. Khi cơ thể hấp thụ nhiều carbohydrate high GI, đường huyết sẽ tăng nhanh, điều này có thể gây sốc và đột quỵ cho người có tiền sử bệnh huyết áp cao hay tiểu đường. Ngay cả những người bình thường cũng có thể gặp các vấn đề chuyển hóa như mụn, buồng trứng đa nang nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm vặt trong thời gian dài.
- Ansel, Karen. “30 Surprisingly Healthy Fast Foods”. Fitness Magazine (Meredith Corporation). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
- Associated Press (ngày 16 tháng 5 năm 2012). “Junk food is more expensive than healthy food: study, says Dept. of Agriculture study”. NY Daily News. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.
-
- Fernandez, Manny (ngày 7 tháng 8 năm 2010). “Let Us Now Praise the Great Men of Junk Food”. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
- Freedman, David H. (19 tháng 6 năm 2013). “How Junk Food Can End Obesity”. The Atlantic. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
- Lehman, Shereen (ngày 1 tháng 11 năm 2014). “Why Is Junk Food So Popular? Here Are Three Reasons”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
- Moss, Michael (20 tháng 2 năm 2013). “The Extraordinary Science of Addictive Junk Food”. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
- Parker-Pope, Tara (5 tháng 12 năm 2007). “A High Price for Healthy Food”. New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.
- Poti, Jennifer M; Kiyah J Duffey, and Barry M Popkin (23 tháng 10 năm 2013). “The association of fast food consumption with poor dietary outcomes and obesity among children: is it the fast food or the remainder of the diet?”. American Journal of Clinical Nutrition. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Saez, Catherine (ngày 11 tháng 6 năm 2014). “UN Advisor Denounces Junk Food As 'Culprit' In Rising NCDs, Calls For Change”. Intellectual Property Watch. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
- ScienceDaily (ngày 15 tháng 1 năm 2014). “Fast food not the major cause of rising childhood obesity rates, study finds”. ScienceDaily. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
- United States Department of Agriculture. “Empty Calories: What are empty calories?”. United States Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.