Đơn giản suy luận là ra ngay câu trả lời cho câu hỏi này.
Khi nhắc đến Tiếng Việt, mọi người thường nghĩ đến một ngôn ngữ giàu thanh điệu, ngữ nghĩa và vô cùng phong phú. Tuy nhiên, cũng chính điều này đã khiến cho việc học Tiếng Việt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và được miêu tả như 'phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam'.
Không chỉ là các từ ẩn dụ, đồng nghĩa, đồng âm mà còn là các từ Tiếng Việt được sử dụng trên nhiều vật khác nhau, đôi khi gây ra sự hiểu nhầm. Nếu bạn chưa hình dung được dạng câu hỏi đó như thế nào thì hãy thử ngay với câu dưới đây:
Có cổ nhưng không có miệng là gì?

Nguồn: Nhanh Như Chớp
Khi đọc câu này, nhiều người sẽ nghĩ đến 'cổ' và 'miệng' của con người hoặc động vật. Thường hai bộ phận này cùng tồn tại trên một cá thể nên chẳng ai nghĩ ra được đáp án. Nhưng nếu suy nghĩ như vậy sẽ không bao giờ có câu trả lời đúng.
Đáp án vô cùng đơn giản, ai cũng biết và sở hữu. Đó là: Cái áo.
Trên chiếc áo thông thường sẽ có các bộ phận như: Tay áo, tà áo, cổ áo... nhưng không có 'miệng áo'. Và đó là đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Trong Tiếng Việt có rất nhiều từ được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng người dùng thường chỉ quen thuộc với những ý nghĩa phổ biến. Đã có không ít lần dạng câu hỏi này gây lú cho nhiều người. Ví dụ như câu hỏi: Con gì có sống mà không có chết?

Đáp án dường như khó nhưng thực ra là con dao, một vật dụng mà mọi gia đình đều có. Vì trên con dao có một phần gọi là 'sống dao'. Sống dao là phần cạnh dày của con dao, trái ngược với phần lưỡi dao. Và trên đó không có phần nào gọi là 'chết dao'.
Muốn giải được mọi câu đố Tiếng Việt, cần phải có tư duy nhanh nhạy và kiến thức vô cùng rộng lớn.