Bộ phim 'Tây du ký' 1986 là một biểu tượng với cả nội dung hấp dẫn và câu chuyện hậu trường đầy thú vị.
Ngày 30/6, QQ đưa tin 'Tây du ký' 1986 là một tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, làm say đắm hàng triệu khán giả suốt nhiều thế hệ.
Theo QQ, 'Tây du ký' 1986 ghi điểm với khán giả nhờ không khí thần tiên ma quái huyền bí, tạo nên sự thật ảo đầy mê hoặc.
Vào những năm 1982, việc tạo ra các hiệu ứng như đám mây, khói tiên khí trong 'Tây du ký' 1986 là một thử thách lớn với kỹ thuật quay phim thời bấy giờ.
Tuy nhiên, các cảnh quay ít nhân vật dễ giải quyết, nhưng các cảnh tụ tập tiên nhân như lễ hội bàn đào lại khó hơn rất nhiều vì khu vực cần phải tạo ra khói rộng.
Đạo diễn Dương Khiết cho biết vai trò của tổ quay phim là quan trọng nhất trong những cảnh này. Họ đã sử dụng pháo khói và đá khô để tạo ra không khí thần tiên.
Tuy nhiên, sau khi chuẩn bị xong, vì lượng khói quá nhiều, diễn viên vào vai Xích Cước Đại Tiên đã gặp khó khăn. Một số diễn viên đã hoa mắt, chóng mặt và thậm chí ngất vì hít phải khói nặng, gây khó thở. May mắn là không có sự cố nghiêm trọng xảy ra, không là bộ phim có thể gặp nguy hiểm.
Bên cạnh đó, QQ cũng ngưỡng mộ sáng tạo của đạo diễn Dương Khiết và đoàn phim trong việc tạo ra những thước phim kinh điển. Trong 'Tây du ký', có nhiều cảnh quay ở Long Cung. Tuy nhiên, với công nghệ quay phim thời điểm đó, đoàn phim không thể xuống nước quay trực tiếp hoặc tạo ra một phim trường dưới nước lớn, do đó họ đã quyết định quay qua bể cá. Một số nhân viên đã sử dụng máy tạo oxy và ống hút để tạo sóng. Kết quả là các cảnh quay vô cùng đẹp và ấn tượng, tái hiện lại thế giới thủy cung một cách sinh động.