Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật, sẽ được Mytour giới thiệu.
Nội dung chi tiết của tài liệu bao gồm 5 đoạn văn mẫu lớp 7, được chúng tôi tổng hợp, mời tham khảo ngay bên dưới.
Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An - Mẫu 1
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Dù không phải nhân vật chính, nhưng ông vẫn được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa khá rõ nét, qua một số chi tiết đơn giản. Tác giả chủ yếu khắc họa hành động, lời nói để nổi bật tính cách của nhân vật này. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường. Nhà văn miêu tả như: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Chỉ với vài chi tiết nhỏ, tôi cảm nhận được tía nuôi của An là một người giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất tinh tế, giàu tình yêu thương.
Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An - Mẫu 2
Đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi rất yêu thích nhân vật tía nuôi của An. Ông chủ yếu được khắc họa qua hành động, lời nói để nổi bật nét tính cách. Có thể thấy, tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải, am hiểu nhiều về vùng đất U Minh. Ông đã quen thuộc với khu rừng cũng như công việc đến mức có thể đoán biết hướng gió, hay nơi ong làm tổ. Điều này khiến tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ. Khi đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông luôn đi trước để dẫn đường. Ông còn nghe tiếng thở mệt của An, rồi bảo các con dừng lại để nghỉ ngơi. Điều này cho thấy ông rất tinh tế, giàu tình yêu thương. Nhân vật tía nuôi của An đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng nhất định khi đọc tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An - Mẫu 3
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Ông chỉ được nhà văn khắc họa qua một số chi tiết đơn giản. Nhưng qua đó, chúng ta vẫn thấy được hình ảnh một con người từng trải và giàu tình yêu thương. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Những hành động này cho thấy sự quan tâm và yêu thương dành cho các con.
Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An - Mẫu 4
Đến với văn bản “Đi lấy mật” trích trong Đất rừng phương Nam, nhân vật tía nuôi của An đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải, am hiểu nhiều. Ông đã quen thuộc với khu rừng cũng như công việc đến mức có thể đoán biết hướng gió, hay nơi ong làm tổ. Khi đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông luôn đi trước để dẫn đường. Bên cạnh đó, chi tiết ông nghe được tiếng thở mệt của An, rồi bảo các con dừng lại để nghỉ ngơi đã cho thấy được tình yêu thương, sự quan tâm của ông dành cho con cái. Chỉ với vài chi tiết nhỏ nhưng lại giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật này.
Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An - Mẫu 5
Nhân vật mà em cảm thấy yêu thích nhất trong đoạn trích “Đi lấy mật” là tía nuôi của An. Ông hiện lên là một con người giàu kinh nghiệm, từng trải trong công việc “ăn ong”. Khu rừng rộng lớn không làm khó được ông. Trên đường đi, ông luôn đi trước để dẫn đường. Những hành động như: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi” cho thấy ông đã rất quen thuộc với khu rừng này. Bởi vậy, ông có thể đoán được hướng gió, hay tìm được nơi ong làm tổ. Bên cạnh đó, tía nuôi của An còn hiện lên là một người cha giàu tình yêu thương, rất quan tâm đến con cái. Chỉ cần nghe tiếng thở, ông đã biết An mệt. Ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Tuy chỉ được khắc họa qua vài chi tiết, nhưng nhân vật này đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng.