Trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là gì? Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thành công hay danh vọng? Tất cả đều có giá trị không thể phủ nhận. Nhưng quý báu nhất, mà mỗi người không muốn lãng phí, chính là một cuộc sống ý nghĩa. Một cuộc sống ý nghĩa là điều quan trọng nhất vì nó bao gồm tất cả những gì thực sự đáng sống. Nếu không có tác phẩm Hoả Phụng Liêu Nguyên, có lẽ tôi không hiểu hết về ý nghĩa của cuộc sống của mình và của loài người.
Vĩnh Biệt Tiểu Mạnh - Luật Nhân Quả
Loài vật lớn lên trong giam cầm, tôi đã sống đủ lâu. (Trích lời Tiểu Mạnh trong Hoả Phụng Liêu Nguyên)
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Tiểu Mạnh không xứng đáng được thông cảm. Ngay cả kẻ phá hoại thế giới như Adolf Hitler cũng đáng được thông cảm, vậy Tiểu Mạnh tại sao không? Vì mọi kẻ đều có phần đáng thương và đáng trách. Đó là lý do vì sao câu nói trước khi qua đời của cô ấy: 'Loài vật lớn lên trong sự giam cầm, ta đã sống đủ lâu rồi' rất đáng tiếc. Chỉ khi mất đi, chúng ta mới hiểu được giá trị của một cuộc sống thực sự ý nghĩa.
Trần Cung - Sự Hiếu Thảo Trong Chiến Tranh Không Chính Đáng
Hiếu là gì?
Trong băng giá của Lầu Bạch Môn, tuyết rơi dày đặc, phủ kín mặt đất. Mặc cho tuyết trắng che khuất mọi đường đi, lòng người vẫn không nguội lạnh. Ai làm việc cho ai, nhưng anh hùng luôn tôn trọng anh hùng. Giữa mùa đông tuyết phủ, thành Từ Châu bị thất thủ, Lữ Bố thất bại, các anh hùng trong quân Lữ Bố lên đầu đài, từ biệt cuộc sống. Ai có thể không phải đối mặt với tử thần? Không ai! Từ 'Chiến Thần' ngày xưa đến các tướng lĩnh trong quân Lữ Bố đều như vậy. Trong băng giá ấy, tiếng nói của một anh hùng trong quân Lữ Bố vang lên: 'Mẹ ơi, nàng hãy đưa mẫu thuẫn về đi, ngoài trời quá lạnh'. Trước khi gục xuống, anh hùng còn nói: 'Mẹ thân, con không biết báo hiếu'. Trước cảnh tượng đó, Đệ Nhất Trí Giả Trần Cung không kìm được lòng nhưng anh không rơi nước mắt, chỉ có lòng dung cảm và trí lực vẫn cứng rắn. Giọng nói của anh thấu đến trời xanh: 'Cả nhân loại dưới bầu trời! Không có con nào là bất hiếu, chỉ là vì tinh thần anh hùng lại gặp thất bại. Thiên định đã quyết định, phải chết ở đây, xin đừng uất hận, đừng đau buồn, đừng nhớ' (Trích lời của nhân vật Trần Cung trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu). Trước khi ra đi mãi mãi, Trần Cung đã nói như vậy. Ông là một người con hiếu thảo. Những người như vậy là những người con chân chính. Nhưng trong thời đại chiến tranh không chính đáng, hiếu thảo có thể trở thành 'bất hiếu'. 'Kẻ già đi tiễn kẻ trẻ đi', liệu đó có phải là bất hiếu không? 'Sinh tử tương quan', vì chí hướng hiên ngang trong việc chiến đấu để tranh giành quyền lực mà trở thành 'kẻ bất hiếu', có xứng đáng không? Chính xác! Dù thắng hay thua, sống hay chết, tinh thần bất khuất và không sợ hãi đó vẫn đáng trân trọng, đáng được tôn vinh ngay cả khi chúng phục vụ cho cuộc chiến tranh nội giữa các phe phái tranh giành quyền lực. Tại sao vậy? Bóng tối xuất hiện ánh sáng, ánh sáng chứa đựng bóng tối, trong điều kiện bình thường thì cái thiện sẽ thắng cái ác nhưng khi cái thiện không thể thắng cái ác, thời đại chìm trong bóng tối hỗn mang, thì cần một cái ác ít xấu xa hơn, mạnh hơn những cái ác khác để mở ra kỷ nguyên mới. Nhưng tột cùng đạo không gì hơn hiếu, tột cùng ác không gì hơn bất hiếu. Những người đủ tư chất và tư cách mở ra kỷ nguyên mới không thể không đề cao chữ hiếu. Nhưng khi một người nằm xuống, anh ta không thể báo hiếu cha mẹ nữa, anh ta không thể có một cuộc sống thật sự ý nghĩa nữa. Thế mới biết một cuộc sống thật sự ý nghĩa là điều đáng giá nhất trong đời người.
Trương Liêu chớp mắt nhìn vào cái chết
Ý nghĩa của nghĩa là gì?
Người xưa nói rằng đại trượng phu không thờ hai chủ, nhưng tại sao cũng nói rằng chim khôn sẽ chọn cành cao để đậu? Khi nói bằng tiếng người, lúc lại nói bằng tiếng chim (Trích lời của nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu).
Dưới bóng tối của Lầu Bạch Môn, trời càng ngày càng lạnh, trái tim của con người càng ngày càng đập nhanh. Từ xa, tiếng chửi rủa của Trương Liêu vẫn văng vẳng, khiến mọi người cho rằng Trương Liêu, anh hùng trong trận Đấu Thần Chiến Ma, thà chết còn hơn sống không giữ được danh dự. Tuyết rơi ngày càng dày, nhưng có vẻ như Từ Châu đã trở thành nơi lý tưởng để chôn cất linh hồn và xác cảnh của Trương Liêu. Giữa băng giá trắng muốt, một người đàn ông với dáng vẻ uy nghi, vẻ định kiến của một người lãnh chúa, vẫn kiên nhẫn đợi đến khi Trương Liêu đến, bất kể giá lạnh có cắt da cắt thịt. Đó chính là Lưu Bị.
- Trong suốt đêm qua, ngươi đã suy nghĩ kỹ chưa. Đối với cái chết như vậy, ngươi có ý thức được không?
- Kẻ vô trách nhiệm không hiểu biết về sự phân biệt giữa cái đúng và cái sai, ta không phải là như vậy.
Lưu Bị không trả lời, ngay lập tức, dùng tay bịt miệng Trương Liêu.
Lưu Bị bỏ tay ra khỏi miệng Trương Liêu. Nội tâm được giải phóng, bế tắc được khai thông, sự giằng co biến mất, Trương Liêu hiểu ra tất cả, xúc động tột cùng, oà khóc như một đứa trẻ. Ngay lúc đó, Tào Tháo lao ra giữa trời tuyết rơi.
- Lưu Bị, Trương Liêu, Tào Tháo ta ở đây.
Nói rồi, ông vòng hai tay ôm Lưu Bị và Trương Liêu giữa trời tuyết rơi, giữa cái lạnh cắt da cắt thịt.
Câu chuyện này là minh chứng rõ ràng cho chữ 'nghĩa' trong thời nội chiến tranh giành quyền lực. Cuộc chiến tranh giành quyền lực rất khác với chiến tranh vệ quốc. Chiến tranh vệ quốc là cuộc đối đầu giữa kẻ xâm lược và anh hùng bảo vệ đất nước. Còn nội chiến tranh giành quyền lực? Đó là cuộc chiến vì quyền lợi. Các chư hầu đều là anh hùng tạo thời thế và thời thế tạo anh hùng. Dù chiến tranh nào cũng có anh hùng, nhưng anh hùng trong chiến tranh vệ quốc khác xa anh hùng trong chiến tranh quyền lực. Một bên là đòi quyền lợi chính đáng, một bên là tranh đoạt lợi ích từ người khác. Do đó, 'đại nghĩa' của anh hùng trong hai kiểu chiến tranh này cũng khác nhau. Trong chiến tranh vệ quốc, đại nghĩa là hành xử theo lẽ phải, bảo vệ đồng bào. Còn trong chiến tranh quyền lực, đại nghĩa là phụng sự thủ lĩnh có khả năng nhất thống thiên hạ, nhưng không cần phụng sự đến chết. Khi thủ lĩnh không đủ tư cách, không nên bán mạng mù quáng. Chết vì bán mạng mù quáng là vô đạo đức và ngu xuẩn. Trong thời bình, bạn không cần 'giết giặc lập công' mới có đại nghĩa, chỉ cần sống chân chính là đủ. Thế mới biết, một cuộc sống ý nghĩa là điều quan trọng nhất.
Phần Cuối - Điều Quan Trọng Nhất - Còn Sống Là Còn Làm Được Nhiều Việc - Vô Địch Chiến Thần Quỳ Gối Xin Hàng.
'Còn sống là còn làm được nhiều việc' (Trích lời nhân vật Lữ Bố trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu).
Dưới lầu Bạch Môn, trời càng lúc càng lạnh. Nhưng binh sĩ và bá tánh Từ Châu vẫn kéo đến đông đúc để xem Tào Tháo sẽ làm gì Lữ Bố. Ai cũng tò mò về kết cục của Vô Địch Chiến Thần - Thiên Hạ Đệ Nhất Lữ Bố khi thất thế. Từ xa, giọng Lữ Bố vang lên: 'Tào Đại Nhân, Lữ Bố xin hàng. Tào Đại Nhân có mãnh tướng như mây, mưu sĩ cái thế, hiệu lệnh thiên hạ, ai cũng phục. Lữ Bố ngưỡng mộ đã lâu, nhưng vì tình thế mà phải đối kháng. Lữ Bố làm phản do cựu thần tiền triều xúi giục, chứ trong lòng không vậy. Nay Tào Đại Nhân quét tan mây mù, làm Lữ Bố thấy ánh mặt trời. Lữ Bố xin hàng, xin Tào Đại Nhân mở lượng hải hà tha thứ. Mối hoạ Lữ Bố gây ra, hôm nay xin đền. Chỉ cần Đại Nhân trọng dụng nhân tài, thiên hạ tất đoạt. Lữ Bố nguyện làm thuộc hạ vì Đại Nhân bình định thiên hạ, vì Đại Hán tận tâm tận lực'. Ngay lập tức, một tên lính quèn đá thẳng vào mặt Lữ Bố:
- Vô Địch Chiến Thần đây sao? Thật nực cười! Oai phong của ngươi đâu rồi? Nhìn ngươi kìa, ngươi có còn là người không? Thân là võ phu phải có phong thái võ giả. Tham sống sợ chết, ngươi có xấu hổ với thủ hạ đã vì ngươi mà vong mạng không?
- Đúng lắm, Lữ Bố chỉ là một kẻ hèn nhát, xin huynh trưởng chỉ bảo.
Tên lính quèn cao ngạo, vênh mặt đáp:
- Ngươi gọi ai là huynh trưởng, đồ súc sinh, phải gọi là gia gia.
Lữ Bố vẫn giữ nụ cười:
- Gia Gia, súc sinh chưa tiến hoá phải dạy bảo từ từ.
Sau đó, Lữ Bố liên tục khấu đầu. Dưới lầu Bạch Môn vang lên tiếng chế nhạo, khinh miệt. Bỗng một giọng nói vang lên, xé toạc trời xanh:
- Chỉ có anh hùng chân chính mới hiểu được chân lý còn sống là còn làm được nhiều việc. Việt Vương Câu Tiễn chịu nhục, nằm gai nếm mật mười năm để mưu đại nghiệp. Hàn Tín phải luồn trôn tên bán thịt để đợi ngày cất đầu lên. Nhưng từ xưa đến nay, chưa có anh hùng nào đủ bản lĩnh chà đạp thể diện như ngươi. Ngươi xứng danh Chiến Thần. Ngựa xích thố, người Lữ Bố không phải hư danh, không phải kiệt tác hư cấu của văn nhân thi sĩ. Ngươi đã đạt đến cảnh giới trí dũng vô song. Nhưng ngươi phải hiểu, thời phong kiến không có chỗ cho một đại anh hùng như ngươi.
Nghe vậy, Vô Địch Chiến Thần Lữ Bố không khấu đầu nữa. Y biết giờ sinh của y đã tận nhưng không than khóc hay hoảng sợ. Không khí xung quanh bị bá khí của Lữ Bố đè nặng, đến mức không ai dám nói cười. Tất cả đều hiểu, anh hùng Tam Quốc không ai mạnh như Lữ Bố, mạnh ở trí, mạnh ở dũng. Sức mạnh trí dũng hòa quyện đến mức nghìn năm sau cũng không có Lữ Bố thứ hai.
Lữ Bố cười lần cuối:
Lữ Bố qua đời nhưng bài học mà ông để lại vẫn sống mãi. Đó chính là: 'Còn sống là còn có khả năng làm nhiều điều, và một cuộc sống thực sự ý nghĩa là điều quý giá nhất. Dù bạn là ai, từ đâu đến và đi đến đâu, bạn không bao giờ được phép đánh mất ý nghĩa thực sự của cuộc sống, nhưng đồng thời cũng đừng chấp nhận cái không thể chấp nhận, chấp nhận sự tồn tại mà không có quyền lợi. Cuộc sống ý nghĩa nhất của Lữ Bố là cuộc sống của một lãnh đạo. Bạn có nghĩ Lữ Bố sẽ chấp nhận tồn tại nếu không thể trở thành lãnh đạo nữa không? Câu trả lời luôn là không!'
Tác giả: Nguyễn Minh Hoàng
Nếu bạn thích bài viết này, hãy nhấn Like trên website và chia sẻ với cộng đồng nhé!