Nếu không sống với nhiệt huyết, thế giới trong lòng ta sẽ bị áp đặt bởi lòng đố kị -
Kỉerkegaard
Từ lần đầu tiên đọc câu này, lòng tôi bừng lên và nảy sinh nhiều suy tư.
Nhiệt huyết là điều gì?
Tại sao không có nhiệt huyết mà lại có lòng đố kị?
Theo lẽ thường, những người thiếu nhiệt huyết thường rơi vào tình trạng bất cần, đúng không?
Vậy tại sao họ lại phải nuôi dưỡng lòng đố kị?
Trong tình huống này, liệu lòng đố kị có xấu không?
Tất cả những điều này đã thúc đẩy tôi tiếp tục đọc cuốn sách: “Tôi là Nietzsche, tôi đến đây để gặp em” của Nariru Harada. Đây là một tác phẩm văn học khám phá các vấn đề cuộc sống từ góc nhìn triết học, với những lập luận sắc bén và thú vị, giúp độc giả hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa cuộc sống, văn học và triết học.
Khái niệm về chân lý chủ quan giống như việc tìm kiếm ý nghĩa của bản thân. Mỗi người đều có lẽ riêng về cuộc sống và lý do tồn tại. Đây là những câu hỏi mà hầu hết mọi người đều đặt ra khi đứng trước những quyết định trong cuộc đời.
Trải qua những năm tháng, con người thường tập trung vào những vấn đề thực tế hơn là ý nghĩa lớn lao của cuộc sống.
Trong thời đại này, người ta không còn quan tâm nhiều đến ý kiến cá nhân, mà thay vào đó, họ bị cuốn vào những thứ được coi là tốt. Đây là thời đại mà bất kỳ ai dám khẳng định bản thân và đặt toàn bộ nhiệt huyết vào điều gì đó sẽ bị coi là đi ngược lại với đám đông và bị phê phán. Ví dụ, trong việc lựa chọn ngành học, một học sinh có niềm đam mê nấu nướng có thể bị coi là chọn nghề khó khăn và rủi ro. Bạn bè xung quanh thường lựa chọn những nghề 'hiện thực' như bác sĩ hoặc giáo viên, và họ lại phê phán bạn về tầm nhìn hẹp hòi của bạn. Dưới áp lực của xã hội, họ có thể buộc phải theo đuổi những gì họ không yêu thích chỉ để trở nên giống như mọi người.
Một ví dụ khác, có một nhóm nữ sinh xinh đẹp, họ luôn trang điểm cẩn thận và diện đồ đẹp, luôn có những chàng trai xuất hiện xung quanh. Nhưng có một cô gái bình thường luôn tự nhiên và không có bạn trai. Từ cái nhìn của đám đông, những người có phong cách và cá tính sẽ trở thành đối tượng ghen tỵ. Từ góc độ của đám đông, cô gái đó có thể bị xem là quê mùa, xấu xí và ngốc nghếch. Họ chỉ biết nhìn vào bề ngoài và không quan tâm đến cuộc sống thực sự của họ.
Về cơ bản, lối sống khác biệt so với đám đông sẽ khiến người khác cảm thấy nhàm chán, và họ sẽ coi những người 'nhiệt huyết' là ngu ngốc. Họ không dành thời gian để hiểu và khám phá cuộc sống của họ, thay vào đó họ chỉ ghen tị và góp phần vào việc phê phán cuộc sống của người khác.
Khi hiểu được quan điểm này, tôi tự đặt ra câu hỏi cho bản thân: Tại sao tôi lại theo đuổi những gì mà đám đông chọn, không dám tự do biểu hiện bản thân? Bằng cách này, tôi đã bỏ lỡ nhiều năm để sống một cuộc sống không có đam mê hay niềm vui. Thỉnh thoảng, có những người khác coi tôi là người hèn mọn. Sau khi đọc những điều Nairu Harada viết, tôi nhận ra rằng tôi đã phí phạm nhiều năm. Từ bây giờ, tôi sẽ tôn trọng những người mang cá tính riêng. Tôi muốn sống cuộc đời để thỏa mãn lòng nhiệt huyết của mình, chứ không phải để người khác ngắm nhìn.
Tuổi trẻ mang theo ước mơ và hy vọng.
Tuổi già mang theo ký ức và nhớ nhung.
Quyển sách này đã mở ra cho tôi một cái nhìn toàn diện, giúp tôi dũng cảm theo đuổi ước mơ và thực hiện mục tiêu của mình. Nó đã giúp tôi khám phá bản thân và nhận ra ý nghĩa của câu 'MÌNH SINH RA LÀ BẢN THỂ, ĐỪNG CHẾT NHƯ MỘT BẢN SAO'. Tôi mong rằng mọi người bạn của tôi cũng sớm nhận ra sự độc đáo của bản thân.
Tác giả: Thảo Hiền
Nếu bạn cảm thấy hứng thú với bài viết này, đừng ngần ngại bấm nút Like và chia sẻ nó đến cộng đồng nhé!