Mục đích quan trọng nhất của việc đọc sách là rút ra những bài học quý giá và tinh hoa từ những cuốn sách. Vì vậy, chúng ta có các quy trình như đọc chủ động bằng cách ghi chép, gạch chân khi đọc và đọc ứng dụng bằng cách tóm tắt, ghi lại ít nhất 3 bài học từ cuốn sách...
Tuy nhiên, câu hỏi là: Làm sao để hệ thống hóa những bài học này để khi gặp vấn đề, ta không phải đọc lại toàn bộ cuốn sách và tìm từng chỗ ghi chú? Và quan trọng hơn, làm sao để kết nối những bài học từ nhiều cuốn sách để áp dụng hiệu quả vào thực tế?
Khoảng 2 tháng gần đây, mình đã thử nghiệm một phương pháp ghi chú khi đọc sách sử dụng thẻ notecard. Thực sự, phương pháp này đã thay đổi cuộc đời mình, giúp mình nhớ và ứng dụng kiến thức từ sách tốt hơn rất nhiều.
Trước hết, mình muốn cảm ơn người đã giới thiệu phương pháp ghi chú bằng thẻ notecard này cho mình. Đó là Ryan Holiday, một tác giả tài năng người Mỹ với nhiều cuốn sách bán chạy về Marketing và Chủ nghĩa Khắc kỷ. Ryan Holiday cho biết anh ấy học được phương pháp này từ người hướng dẫn của mình là cây bút nổi tiếng Robert Greene. Và Robert Greene cũng có thể đã học phương pháp này từ người khác...
So với phương pháp gốc được Ryan Holiday miêu tả trong bài blog, mình đã điều chỉnh một số chi tiết để tối ưu hóa và đơn giản hóa phương pháp này cho phù hợp với nhu cầu cá nhân (một người làm nghiên cứu, sáng tạo nội dung, viết sách). Do đó, bạn cũng có thể thay đổi phương pháp này để phù hợp hơn với nhu cầu của mình.
Phương pháp đọc sách dưới đây phát triển từ góc nhìn cá nhân của mình, không mang tính công thức cứng nhắc hay áp đặt.
Khi đọc sách, mình luôn cầm theo một chiếc bút để vừa đọc vừa gạch chân những đoạn quan trọng và viết ra bên lề suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. Việc này giúp não bộ “tương tác” với sách và tìm ra bài học ứng dụng cho bản thân.
Ngoài ra, mình cũng thường đọc với giấy dán đánh dấu trang (xem video phút 4:20). Với những đoạn tâm đắc muốn đọc lại sau, mình dán giấy đánh dấu ở cạnh ngang trang sách. Với những đoạn có bài tập thực hành hoặc nội dung cần ứng dụng ngay, mình dán giấy đánh dấu ở đầu trang sách. Cách làm này giúp mình phân biệt rõ ràng những việc cần làm ngay và những điều có thể đọc lại sau.
Nếu bạn không muốn dùng giấy nhớ, bạn có thể gập mép sách lại để đánh dấu.
Sau khi đọc xong mỗi chương, mình sẽ tóm tắt 3 điều thú vị học được bằng cách viết vào đầu hoặc cuối chương. Với những sách đã có sẵn tóm tắt cuối chương, mình sẽ xem lại và bổ sung ý kiến riêng của mình.
Mình đã áp dụng quy trình này suốt 10 năm. Nếu bạn ghé thăm tủ sách của mình, bạn sẽ thấy mọi cuốn sách mình đọc đều có những dấu hiệu ghi chú tương tự.
Sau khi đọc xong một chương hoặc vài chương, mình sẽ xem lại những đoạn đã gạch chân, đánh dấu và chọn ra những điểm thật sự tâm đắc để ghi vào thẻ ghi chú (xem video từ phút 5:37).
Mình không ghi thẻ song song với quá trình đọc vì việc này có thể làm gián đoạn sự tập trung. Mình cần thời gian xem lại để chọn ra những điều thực sự quan trọng—những “tinh hoa” của cuốn sách để ghi vào thẻ. (Ryan Holiday thậm chí còn ngừng vài ngày hoặc vài tuần sau khi đọc xong để xem lại rồi mới ghi vào thẻ)
- Đầu tiên, mình ghi vào mép trái thẻ một từ khóa chính.
- Sau đó, mình ghi vào mép phải tên viết tắt của cuốn sách cùng số trang chứa thông tin này.
- Phần dưới, mình ghi nhanh ý tưởng từ sách, câu trích dẫn hay… Nếu có thể, ghi mũi tên để rút ra bài học ứng dụng cho bản thân.
- Nếu cần viết tiếp mặt sau thẻ, mình sẽ đánh dấu mũi tên vòng ra sau (kèm chữ “next”) để biết rằng thẻ này có hai mặt.
Đôi khi trong lúc đọc sách, mình liên tưởng đến điều gì đó không được tác giả viết nhưng liên quan đến vấn đề mình quan tâm, mình cũng sẽ ghi lại vào thẻ với những tiêu đề cá nhân như “me” cho suy nghĩ của mình, “content” để làm nội dung, hay “idea” là ý tưởng để xem lại sau này.
Quá trình ghi chú này giúp kiến thức “ăn sâu” vào não hơn, tăng khả năng ghi nhớ và kích thích ứng dụng cao.
Mình có một chiếc hộp nhỏ để sắp xếp thẻ (xem video từ phút 6:30).
- Mình sắp xếp thẻ theo thứ tự bảng chữ cái A-Z. Mình dùng bảng chữ cái tiếng Anh vì thường đọc sách tiếng Anh, nhưng bạn có thể dùng bảng chữ cái tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác.
- Một chơi xổ số tài của mình gồm: “leadership” (L), “marketing” (M), “quote” (Q)... được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
- Mình cũng có các thẻ màu tương ứng với những công việc mình làm như: Nghiên cứu (Research), Viết sách (Book), Khóa học (Course), Sản phẩm (Product)... để lưu lại ý tưởng liên quan trực tiếp tới các lĩnh vực này.
Hệ thống chỉ hiệu quả khi được ứng dụng vào thực tế. Với hệ thống này, bạn có thể thỉnh thoảng mở hộp thẻ ra, đọc lại để ôn kiến thức theo phương pháp học cách quãng; hoặc khi cần thông tin về một đề tài cụ thể, bạn có thể tìm ngay chủ đề đó.
Chẳng hạn, gần đây mình đang xây dựng khóa học về lãnh đạo cho học viên chương trình Tiến sĩ và đã lấy được nhiều ý tưởng từ các thẻ ghi chú về lãnh đạo của mình.
Vì vậy, tùy theo công việc, mục tiêu và mong muốn cá nhân, bạn có thể áp dụng kiến thức từ thẻ vào hoàn cảnh riêng của mình.
Chi Nguyễn