Có vẻ như có không ít thương hiệu xe hơi quốc tế khác cần nhìn vào kinh nghiệm của Audi để rút ra bài học
Vào cuối năm 2019, Audi công bố họ, sau thành công ban đầu của Virtual Cockpit và hệ thống thông tin giải trí MMI Touch Response. Vào thời điểm đó, màn hình cảm ứng ô tô mới bắt đầu bước vào giai đoạn phổ biến, giúp chúng được ưa chuộng bởi người dùng quen thuộc với tablet hay smartphone cỡ lớn.
Tuy vậy, sau một vài năm sử dụng màn cảm ứng trên thị trường, người dùng đã nhận ra rằng chúng không hề tiện lợi khi lái xe, yêu cầu quá nhiều sự tập trung và thao tác so với việc sử dụng nút bấm cơ bản. Audi có vẻ cũng đã 'quay đầu' khi chuẩn bị áp dụng trở lại dàn nút cơ trong nội thất ô tô.
Theo nhà thiết kế nội thất Maksymilian Nawka của thương hiệu Đức, các dòng xe trong tương lai của Audi sẽ sử dụng song song nút bấm và màn cảm ứng để người dùng tự do lựa chọn. Gói gọn mọi thao tác điều khiển về bất kỳ hệ thống nào cũng sẽ tạo ra sự linh hoạt, tránh xa khỏi sự phức tạp không cần thiết, và đây không phải là điều Audi mong muốn.
Thực tế trên chiếc xe thể thao điện Audi RS E-Tron GT, chúng ta đã thấy sự kết hợp 'cổ điển nhưng mới mẻ' khi bên trong cabin xuất hiện dàn nút điều khiển truyền thống cho điều hòa, ghế và chế độ lái.
Trên thị trường hiện nay, không nhiều hãng xe dám làm như Audi khi mà xu hướng sử dụng màn hình lớn vẫn còn giữ được sức hút. Nhà thiết kế huyền thoại Ian Callum từng cho rằng màn hình cảm ứng lớn là một bước đi sai lầm trên ô tô vì chúng thường được sử dụng cho mục đích giải trí.
Trong thời gian gần đây, Honda cũng đã chuyển sang sử dụng nút bấm truyền thống do yêu cầu của người dùng, trong khi Mazda luôn khẳng định rằng nút bấm truyền thống mới là trang bị phù hợp nhất cho người dùng ô tô.