
Tất cả đều nhân cách hóa loài vật để truyền đạt ngụ ý. Nhưng 'Đồi thỏ' có một cách viết văn xuất sắc hơn so với tác phẩm châm biếm kinh điển của Orwell
Trai súc vật phát sinh từ lời kêu gọi của thời đại, đến từ một thế giới bên ngoài hơn là từ những xao xuyến cơ bản của nội tâm, nó được viết với các thông điệp chính trị rõ ràng khiến văn bản trở nên trống rỗng hiện thực, ngăn chặn sự mở rộng vô tận của trí tưởng tượng.
Còn 'Đồi thỏ' được viết bởi một động lực văn chương khác, bắt đầu từ những câu chuyện kể làm vui lòng mấy cô con gái nghịch ngợm. Tác giả của nó, hoàn toàn xa lạ với những tham vọng để lại di sản gì cho hậu thế, xa lạ với sức mạnh của văn chương, cách ông kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn một cách ngây thơ, bởi “tôi 52 tuổi khi phát hiện ra mình biết viết. Giá mà tôi biết sớm hơn. Tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ thành nhà văn cho đến khi tôi thành nhà văn.”
Một trải nghiệm giống như sống trong một bộ lạc thời tiền sử, ngồi quây bên đống lửa nghe một người kể chuyện hấp dẫn và chờ đợi bình minh. Dù có những ý nghĩa liên quan đến chính trị hoặc tôn giáo, câu chuyện về đàn thỏ dũng cảm, lý tưởng và ước mơ làm cho nó trở nên sáng tạo, phong phú, sống động, và kỳ diệu với khả năng tự chữa lành mà so với đó, mọi suy tư và sắp xếp của con người chỉ là những ảo tưởng nhỏ nhoi và hão vô.
Đồi Thỏ lớn hơn cả những câu chuyện thần thoại. Một cách so sánh khá tương đối, nó giống như một Vua Sư Tử của văn chương. Trên câu chuyện về lòng dũng cảm, công bằng, cao thượng, tự do - những giá trị đạo đức không thay đổi theo quy phạm của xã hội con người, nó là một trường ca về sự sống, về vòng tuần hoàn của tự nhiên, về chuỗi chuyển hóa không ngừng của vũ trụ và những lẽ phải không thay đổi theo quy luật của tạo hóa.
Chính Đồi Thỏ cũng được viết với một cách diễn đạt đầy điện ảnh. Bối cảnh thiên nhiên không đại diện cho một lớp nghĩa nào khác hơn là chính nó, với tất cả sự vĩ đại, mượt mà của bốn mùa thay đổi, của những cánh rừng thường xanh, những nông trại, những dòng suối, những thảm cỏ, hang động, mặt trời và sương mai.
Đồi Thỏ có những nhân vật gợi nhắc tới những nhân vật hư cấu hay phi hư cấu trong văn hóa loài người. Khi chú thỏ mang tên Thứ Năm đứng trước cây anh thảo cuối cùng của tháng Năm và chợt linh cảm tai hoạ sắp giáng xuống cho bầy thỏ tại mảnh đất quê hương, rồi gợi ý cho bầy thỏ một cuộc hành hương tìm đất hứa, đó là một hình ảnh không khác là bào tử với nhà tiên tri Moses.
Tuy nhiên, cũng như đã nói, sự cuồn cuộn của không khí văn chương trong Đồi Thỏ khiến những liên tưởng mờ đi, để ta chỉ còn lại sự choáng ngợp trước những cuộc phiêu lưu bất phàm của bầy thỏ, kính trọng những ứng xử hào hiệp của những sinh vật bé nhỏ, yếu thế.
Có lẽ chính vì thế mà Đồi Thỏ, một cuốn tiểu thuyết dài, ngổn ngang, và vào thời điểm nó ra đời, đi ngược lại với quy chuẩn một cuốn truyện dành cho thiếu nhi, lại vẫn được xếp như một tiểu thuyết thiếu nhi kinh điển. Vì chỉ trẻ em mới có thể xem những yếu tố đen tối, bạo lực, kinh dị, trọng nam trong Đồi Thỏ chỉ là những tiết cam go, gay căng hay những đặc điểm sinh hoạt đời thường của loài thỏ, chứ không phải những diễn ngôn về cách mạng, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội, phân biệt giới tính.
“Cuộc tranh luận về giá trị của nhiều cuốn sách có thể diễn ra, nhưng không ai có thể tranh luận về cuốn sách này. Đây là cuốn sách được mọi người trong gia đình yêu thích và trích dẫn liên tục, món quà tuyệt vời.”, đó là một lời nhận xét được đưa ra cho Gió qua rặng liễu của Kenneth Grahame, một tác phẩm nổi tiếng khác trong văn học thiếu nhi Anh. Lời nhận xét đó cũng phù hợp cho Đồi thỏ.
Đồi thỏ thật đẹp. Vẻ đẹp của cuốn sách như một tia sáng rực rỡ, khiến ta không thể rời mắt khỏi cuộc phiêu lưu không gian, không thời gian, sự tưởng tượng hóa mọi điều, tưởng tượng cả cái chết. Câu chuyện của bầy thỏ anh hùng khiến mọi nghi ngờ và sự cảm nhận nhất cũng bị lay động. Không ai muốn phản đối cái kỳ diệu đó. Cảm giác này giống như hình ảnh nhà văn Milan Kundera, nổi tiếng với trí tuệ sắc bén và logic đến cực đoan, trong đoạn cuối của Chậm, nhìn người hiệp sĩ trong giấc mơ của mình bước lên chiếc xe ngựa và ông thầm nói: “Tôi cầu chú, anh bạn ơi, hãy hạnh phúc đi. Tôi cảm nhận mơ hồ rằng khả năng hạnh phúc của anh là niềm hy vọng duy nhất của chúng tôi.” Trong một thế giới luôn chờ đợi sụp đổ và tan tác, niềm hạnh phúc của một bầy thỏ hoang nơi triền đồi xa xôi nào đó giữ một niềm hy vọng.
Theo Hiền Trang/Tạp chí Tia Sáng