24 tiết khí
315°
330°
345°
0°
15°
30°
45°
60°
75°
90°
105°
120°
135°
150°
165°
180°
195°
210°
225°
240°
255°
270°
285°
300°
←
↓
→
↑
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, đánh dấu điểm giữa mùa đông và là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, nó trùng với thời điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc Bán cầu theo quan điểm phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây, đây là thời điểm bắt đầu mùa đông tại Bắc Bán cầu và mùa hè tại Nam Bán cầu, khi Mặt Trời đạt điểm thấp nhất về phía nam trước khi bắt đầu di chuyển trở lại phía bắc.
Theo quy định, tiết đông chí kéo dài từ khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 12, khi tiết đại tuyết kết thúc, đến khoảng ngày 5 hoặc 6 tháng một trong lịch Gregory, đánh dấu sự bắt đầu của tiết tiểu hàn theo các múi giờ Đông Á.
Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đây là thời điểm khi Mặt Trời đạt kinh độ 270 độ ở Bắc Bán cầu, đánh dấu sự khởi đầu của mùa đông tại Bắc Bán cầu và mùa hè tại Nam Bán cầu.
Trên Trái Đất
Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí ở nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Mỹ, Đông chí lại được coi là ngày bắt đầu mùa đông. Nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí, bao gồm Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan). Các nền văn hóa khác cũng tổ chức các lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này, như lễ hội Yalda, Saturnalia, Giáng Sinh, Hanukkah, Festivus, Kwanzaa và HumanLight.