Động lực là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân. Khi có động lực, một cá nhân sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi làm việc. Điều này giúp họ dành tâm trí và nỗ lực cho công việc và tổ chức. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay về động lực là gì và 15 cách giúp nâng cao động lực cho nhân sự trong bài viết sau đây nhé!
1. Tổng quan về động lực và động lực làm việc
Có nhiều yếu tố tạo nên động lực, liên quan đến bản năng hoặc các yếu tố khác như cảm xúc, nhu cầu sinh lý, xã hội. Những người luôn có động lực sẽ có năng lượng tích cực trong công việc và cuộc sống.
1.1 Động lực là gì?
Động lực là yếu tố hướng dẫn, thúc đẩy và duy trì hành vi của một cá nhân, nhằm hoàn thành một mục tiêu cụ thể. Động lực ở mỗi người được hình thành từ các nhu cầu về cảm xúc, bản năng, xã hội hoặc sinh lý.
Động lực, một cách đơn giản hơn, là sức mạnh bên trong mỗi người. Đó là năng lượng, sự hăng hái, niềm đam mê, lòng khao khát, và hoài bão thúc đẩy bạn hành động, tiếp tục theo đuổi và hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
1.2 Ý nghĩa của động lực làm việc
Động lực làm việc bao gồm các nguồn năng lượng bên trong mỗi cá nhân và môi trường xung quanh. Những yếu tố này thúc đẩy hành vi và tư duy liên quan đến công việc, tạo ra hiệu suất và năng suất trong công việc.
Vì sự quan trọng của động lực làm việc, các tổ chức và quản lý luôn mong muốn nhân viên có động lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng có động lực tự thân, do đó, chúng ta cần mục tiêu để khuyến khích động lực làm việc.
1.3 3 mục tiêu quan trọng thúc đẩy động lực làm việc
Những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy động lực là gì? Dưới đây là 3 mục tiêu giúp hình thành động lực làm việc ở mỗi người:
Mục tiêu tăng thu nhập
Tăng thu nhập là mục tiêu đầu tiên tạo nên động lực ở mỗi người. Đây là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự sống còn và phát triển của con người. Thu nhập là nền tảng để con người xây dựng những mục tiêu lớn lao cho bản thân.
Mục tiêu phát triển cá nhân
Khi đã đạt được mức thu nhập đủ sống, con người sẽ có mục tiêu phát triển, hoàn thiện bản thân thông qua các hoạt động xã hội.
Mục tiêu tự thể hiện
Tự thể hiện là một trong những nhu cầu được Maslow đề cập trong học thuyết về tháp nhu cầu. Khi các mục tiêu cơ bản như thu nhập và phát triển bản thân được đáp ứng, con người khao khát và có động lực để khẳng định vị thế của mình trong xã hội.
2. 2 Yếu tố để phân loại động lực
Để phân biệt động lực, cần những yếu tố nào?
Các yếu tố để phân loại động lực
2.1 Theo nguồn gốc
Động lực theo nguồn gốc thường được chia thành hai loại như sau:
Động lực bên ngoài
Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation) là yếu tố động viên được tạo ra bởi môi trường làm việc, thúc đẩy nhân sự hành động để đạt mục tiêu hoặc hoàn thành mục tiêu cá nhân. Các doanh nghiệp thường áp dụng phần thưởng, hình phạt để khuyến khích động lực bên ngoài của nhân viên.
Động lực bên trong
Động lực bên trong (Intrinsic motivation) là động lực phát sinh từ sự hài lòng, thỏa mãn của bản thân về công việc đang làm. Loại động lực này thường được tạo ra khi nhân sự thực hiện công việc tốt, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và nhận ra tầm quan trọng của bản thân đối với tổ chức.
2.2 Theo hình thái
Động lực theo hình thái được chia thành hai loại như sau:
Động lực tích cực
Động lực tích cực là loại động lực khuyến khích dựa trên phần thưởng. Các doanh nghiệp sử dụng các hình thức khen thưởng để khuyến khích nỗ lực của nhân sự và thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu. Những hình thức phổ biến bao gồm: Tăng lương, thăng chức, tặng quà, công nhận thành tích,…
Động lực tiêu cực
Động lực tiêu cực là loại động lực được hình thành bởi các yếu tố gây sợ hãi, đề phòng ở nhân viên. Sự sợ hãi, tiêu cực sẽ định hướng hành động của nhân sự theo một hướng phù hợp nhất. Trong trường hợp họ không làm đúng, họ có thể nhận các hình phạt như cách chức, trừ lương, sa thải,…
Loại động lực này có thể khiến cho nhân sự cảm thấy thất vọng và tức giận, từ đó có thể khiến họ có những hành vi chống đối Doanh nghiệp. Các công ty nên cân nhắc về việc sử dụng loại động lực này với nhân viên của mình.
Tầm quan trọng của việc tạo ra động lực làm việc
Tạo động lực làm việc cho nhân sự có ý nghĩa rất quan trọng, giúp họ cải thiện năng suất và hiệu quả công việc. Cụ thể, tầm quan trọng của việc tạo ra động lực là gì?
3.1 Tối ưu hóa năng suất lao động của nhân viên
Nhân viên sẽ trở nên chán chường nếu thiếu động lực làm việc. Điều này khiến họ chỉ đơn thuần hoàn thành công việc để qua mắt mà không đóng góp thực sự. Hình thành động lực sẽ thúc đẩy năng suất lao động của nhân viên lên mức cao nhất.
Nâng cao sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp phát triển tích cực. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên bao gồm chính sách về lương thưởng, môi trường làm việc cùng cơ hội thăng tiến,…
Việc ghi nhận định kỳ cũng giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc, tự hào bên trong. Từ đó, họ sẽ nỗ lực hơn để đóng góp cho công việc.
3.3 Tăng cường sự trung thành của nhân viên
Tạo động lực làm việc cho nhân viên giúp họ nỗ lực và hoàn thành tốt các công việc được giao. Động lực giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ trong công việc, lựa chọn gắn bó thay vì rời bỏ doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên.
3.4 Thúc đẩy sự phát triển của nhân viên
Động lực giúp nhân sự theo đuổi và đạt được mục tiêu cá nhân. Khi mục tiêu đã hoàn thành, nhân sự nhận thấy mối liên hệ giữa kết quả và nỗ lực của bản thân, từ đó có thêm động lực để làm việc mạnh mẽ hơn.
3.5 Nâng cao hiệu quả công việc của nhân sự
Để phát triển bền vững, công ty cần nhân sự cân bằng giữa khả năng làm việc và sẵn sàng nhận việc. Khi sở hữu cả hai yếu tố này, nhân sự có thể tăng năng suất và cải thiện hiệu quả công việc.
4. 15 Chiến lược tăng cường động lực làm việc hiệu quả
Với vai trò lãnh đạo, quan trọng nhất là khích lệ động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả. Công ty luôn nắm bắt nhu cầu của nhân viên và giải quyết chúng. Dưới đây là 15 chiến lược giúp bạn tăng cường động lực và làm việc hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hiệu suất lao động:
- Tạo môi trường làm việc tích cực, hấp dẫn.
- Luôn trung thực, tôn trọng và sẵn lòng hỗ trợ nhân viên.
- Thúc đẩy động lực qua các chính sách thưởng, đãi ngộ hấp dẫn.
- Thiết lập lộ trình thăng tiến rõ ràng, minh bạch.
- Khuyến khích ý tưởng sáng tạo, đổi mới từ nhân sự.
- Ghi nhận thành tích của nhân sự.
- Biểu đạt lòng biết ơn đến nhân sự.
- Đặt mục tiêu rõ ràng, minh bạch với toàn bộ tổ chức.
- Chia nhỏ và quản lý mục tiêu theo từng tuần.
- Quan tâm đến định hướng, mong muốn tương lai của nhân viên.
- Nghe những tâm tư, nhu cầu của nhân viên.
- Xây dựng văn hóa giao tiếp tích cực với nhân sự.
- Uỷ quyền tự chủ cho nhân sự trong công việc.
- Cung cấp các khóa đào tạo thường xuyên.
- Cho phép nhân viên dẫn dắt các cuộc họp quan trọng.
Bài viết đã chia sẻ với các bạn về động lực là gì và vai trò quan trọng của nó trong công việc. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.