Tai nghe chống ồn “Pro” của Redmi giá dưới 2 triệu, nhiều tính năng hay, phù hợp với người thích chạy bộ vì tính năng này
Tận dụng ánh nắng để kiếm tiền: Chợ mạng đang bán nhiều tai nghe, loa Bluetooth sạc bằng năng lượng mặt trời và nhiều sản phẩm khác hấp dẫn
Tai nghe siêu bass mới từ Baseus: Pin 50 giờ, thiết kế đẹp, nhẹ nhàng nhưng khi cầm trên tay sẽ thấy điểm trừ này
Phụ kiện này giúp biến loa và tai nghe thông thường thành không dây, có loại chỉ từ 185.000đĐây là cách để bạn thưởng thức âm nhạc và xem phim thông qua các cặp loa cổ mà không phải lo lắng về việc bị rối dây
Loa và tai nghe Bluetooth hiện đã trở nên phổ biến, chỉ từ vài trăm nghìn đồng là có thể mua được sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ưa thích nghe nhạc qua những sản phẩm 'đồ cổ' dây vì sự 'mê hoặc' của chất âm hoặc đơn giản là không muốn thay đổi.
Chuyển đổi tai nghe và loa có dây thành không dây
Giải pháp hiện nay rất đơn giản, chỉ cần mua 1 bộ thu tín hiệu Bluetooth và kết nối qua jack âm thanh tương ứng là xong. Những thiết bị này nhỏ gọn, có loại chỉ có jack 3.5mm hoặc thêm cả chân nối AV để sử dụng với loa, TV cũ.
Nếu bạn quan tâm đến chất lượng âm thanh, nên chọn mua các mẫu cao cấp hỗ trợ các chuẩn âm thanh cao cấp hơn để tránh tình trạng âm thanh kém chất lượng do độ trễ cao hoặc bitrate thấp.
Ví dụ, bộ thu Bluetooth của Ugreen có 2 phiên bản, bản thường sử dụng Bluetooth 5.0 và hỗ trợ codec SBC và AAC, còn bản cao cấp hơn hỗ trợ chuẩn âm thanh AptX giúp nâng cao chất lượng âm thanh không dây.
Tuy nhiên, hầu hết bộ thu Bluetooth đều phải sạc pin hoặc cắm điện để hoạt động, đặc biệt là mẫu của Xiaomi có thời lượng pin ngắn chỉ khoảng 4 - 5 tiếng, hoặc mẫu Ugreen CM150 phải cấp nguồn qua cổng USB nên chỉ phù hợp với loa hay dàn âm thanh lớn.
Chuyển đổi từ nguồn phát có dây sang không dây
Ngoài việc thêm Bluetooth vào loa và tai nghe, bạn có thể thêm Bluetooth vào các thiết bị phát như đầu đĩa, TV, máy nghe nhạc hoặc thậm chí là máy đĩa than cổ điển. Phụ kiện này có thiết kế tương tự nhưng thay vì thu tín hiệu Bluetooth, nó phát tín hiệu ra ngoài.
Bộ phát tín hiệu Bluetooth có thiết kế nhỏ gọn và tác dụng ngược lại: thêm kết nối không dây vào các thiết bị không hỗ trợ Bluetooth.
Cách sử dụng vẫn là cấp nguồn điện, kết nối với thiết bị phát nhạc và bật nguồn để thưởng thức âm nhạc. Có nhiều loại với mức giá khác nhau, nhưng nếu muốn trải nghiệm âm thanh tốt nhất, nên chọn những mẫu hỗ trợ Bluetooth đời cao từ 5.0 trở lên, và càng tốt hơn nếu hỗ trợ Qualcomm AptX, AptX HD hoặc AptX LL.
Bên cạnh đó, cũng có các sản phẩm tích hợp cả 2 chế độ trong 1, có thể thu và phát luân phiên theo nhu cầu mà giá bán không quá cao. Tuy nhiên, vẫn cần lựa chọn kỹ lưỡng theo nhu cầu cụ thể: Có cần tích hợp cả thu và phát không? Có cần pin không? Pin có thời lượng sử dụng bao lâu? Có cần thiết kế nhỏ gọn hay kích thước lớn để bàn, và có nên tích hợp nhiều kết nối dây khác nhau không?