Chúng ta vẫn sẽ yêu thôi. Bất kể sắc tộc, màu da, tôn giáo hay thậm chí là giới tính. Vì “tình yêu đẹp đẽ như vậy sao có thể bị giới hạn bởi giới tính?”.
Cộng đồng LGBT
Trong xã hội ngày càng phát triển, việc yêu người cùng giới đang dần được bình thường hóa. Cộng đồng LGBT xuất hiện như một cột mốc cho sự thấu hiểu, chấp nhận và sống thật với chính mình. Từ thời cổ đại đã có nhiều mối tình đồng giới của vua chúa hay người dân thường. Tuy nhiên, định kiến xã hội đã khiến họ không thể sống thật với bản thân, những hủ tục và định kiến đã phủ lên họ ánh mắt kỳ thị và lời khinh miệt.
Được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 14 và đến năm 1990, WHO đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh thần kinh. Đồng tính không phải là bệnh và không có luật nào xử phạt đồng tính luyến ái. LGBT dần được công nhận là một xu hướng tính dục bình thường như nam, nữ. Đây là kết quả của sự đấu tranh không ngừng của cộng đồng LGBT. Các cuộc đấu tranh cho giới tính thứ 3 đã diễn ra văn minh và năm 1978, cờ cầu vồng, do Gilbert Baker thiết kế, đã xuất hiện. Cờ cầu vồng biểu trưng cho hy vọng và độc lập, là biểu tượng của tự do và hạnh phúc, mong muốn được sống như bao người khác và theo đuổi điều mình yêu thích. Nếu lá cờ quốc gia thể hiện sự tự do và độc lập, thì với cộng đồng LGBT, cờ cầu vồng cũng mang ý nghĩa tương tự. Họ cần tự do, hạnh phúc và bình đẳng.
Quan điểm xã hội
Từ những năm 90 đến nay, xã hội luôn có hai luồng ý kiến trái chiều. Những điều mới lạ, đi ngược lại tư duy truyền thống, thường gây tranh cãi. Mặc dù WHO đã xác nhận đồng tính không phải là bệnh, nhưng ánh nhìn của xã hội vẫn đáng sợ. Sự khác biệt khiến con người lo lắng, đặc biệt là ở phương Đông với tư tưởng cổ hủ từ lâu đời. Chúng ta không thể biết sự kỳ thị này sẽ kéo dài bao lâu.
Từ những tác phẩm văn học nước ngoài như “Em đợi anh đến năm 35 tuổi” hay “Mai táng tuổi 18”, phản ánh hiện thực khốc liệt. Sự kỳ thị của xã hội đã mở ra cho những người mang giới tính thứ ba một lối thoát. Tuy nhiên, ở phương Đông, đồng tính nữ dễ được chấp nhận hơn đồng tính nam, nhưng không có nghĩa là họ được tự do hoàn toàn. Giới tính thứ ba bị coi là bệnh trong mắt xã hội. Họ bỏ qua nhận định của WHO và chỉ chấp nhận những gì được coi là truyền thống. Nếu bạn tự hỏi thế giới có thể tàn nhẫn đến mức nào? Hãy nhìn vào nơi cảnh sát có thể đè chết người da đen chỉ vì màu da, nơi con gái bị bỏ rơi, và nơi bạn không thể yêu người cùng giới vì sự kỳ thị của gia đình và xã hội. Một câu chuyện từ Ấn Độ kể về một cô gái bị gia đình cho đàn ông cưỡng hiếp để chứng minh rằng quan hệ tình dục với nam giới vui hơn. Họ áp đặt suy nghĩ của mình, dùng danh nghĩa “muốn tốt cho con” để hành hạ những người trong cộng đồng LGBT, những người thân yêu của họ.
Thế kỷ XX và những năm 90, chúng ta đấu tranh cho bình đẳng giới, cho người da đen và cộng đồng LGBT. Một thế hệ mới với hoài bão thay đổi thế giới, hướng đến một xã hội văn minh hơn. Chúng ta dần chấp nhận cộng đồng LGBT. Không chỉ qua các cuộc diễu hành mà còn qua phim ảnh, truyền hình, ca nhạc. Chương trình “Người ấy là ai”, “Hoa hậu chuyển giới” và những bài hát kể chuyện tình buồn của người đồng tính đã góp phần phổ biến thông điệp này. Xã hội dần thấu hiểu cảm xúc của người đồng tính qua những câu chuyện chân thành. Họ là người thật, chứng minh rằng đồng tính không phải là bệnh, không phải xu hướng bệnh lý hay do môi trường tạo ra. Điều này giúp cộng đồng LGBT tiến xa trong nhận thức xã hội.
Nhưng cũng như cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới và người da đen, cộng đồng LGBT còn nhiều chặng đường phía trước. Vẫn còn người coi đồng tính là bệnh. Tệ hơn, họ bị đưa đến bác sĩ tâm lý và nhận sự chữa trị vô lý của những kẻ giả danh. Một câu chuyện về cậu bé lớp 10, mẹ cậu rơi nước mắt tâm sự về 'căn bệnh' của con. Tôi cũng rơi nước mắt vì nỗi đau này. Quan điểm khác nhau, thế hệ khác nhau không thể thấu hiểu nhau. Điều mà cộng đồng LGBT có thể làm là thuyết phục, chứng minh bản thân, tự tin và làm những điều tuyệt vời để thành công.
Thay đổi thế giới của cộng đồng LGBT
Hiện nay, không khó để gặp những người thành công thuộc cộng đồng LGBT. Từ giáo viên, chuyên gia trang điểm, stylist, phi công đến nhiều ngành nghề khác. Họ nỗ lực để chứng minh với thế giới và gia đình, làm gia đình tự hào. Không phô trương, họ là chính mình với tinh thần học hỏi và trở nên xuất sắc trong lĩnh vực họ theo đuổi. Nhiều người đã đăng quang hoa hậu chuyển giới. 'Thế giới thay đổi khi ta thay đổi', chính những con người này đã đấu tranh để được sống, tự do và hạnh phúc. Thay đổi xã hội, thay đổi cách nhìn nhận và trở thành những công dân bình thường với quyền lợi bình thường. Sự thay đổi trong nhận thức xã hội đã khiến nhiều nước cho phép và công nhận hôn nhân đồng tính. Xã hội sẽ tiến bộ vì con người và hạnh phúc của nhân loại.
Khi cộng đồng LGBT dần có thiện cảm trong mắt mọi người, một số người lợi dụng việc mình là người đồng tính để cư xử thái quá. Họ phá hoại thái độ tốt của xã hội dành cho cộng đồng, làm mất đi sự tín nhiệm. Họ dựa vào sự đồng cảm và bảo vệ của người khác để tấn công đồng nghiệp, tiền bối và làm những việc thiếu văn minh. Thế giới luôn có người tốt kẻ xấu, nhưng xin đừng vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến cộng đồng. Nhiều người chưa được gia đình chấp nhận, chưa được sống theo ý muốn. Đặc biệt, những người thành công luôn nỗ lực để được công nhận.
Những câu chuyện về người giới tính thứ ba trong chương trình “Người ấy là ai” luôn tạo cho tôi nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Chúng ta, dù là ai, giới tính hay màu da nào, cũng phải luôn học tập, làm việc và chứng minh cho thế giới thấy giá trị của mình.
Tác Giả: Nguyễn Hà