Trong tiếng Anh, các động từ được chia làm hai nhóm: dynamic verbs (động từ hành động) và stative verbs (động từ trạng thái). Mặc dù cùng là động từ, nhưng động từ chỉ trạng thái (stative verbs) có một số lưu ý khi sử dụng trong câu mà bạn học cần ghi nhớ để tránh các lỗi sai không đáng có khi sử dụng tiếng Anh. Một trong số những khác biệt của động từ chỉ trạng thái (stative verbs) là khi chúng kết hợp với thì tiếp diễn. Trong bài viết dưới đây, bạn học sẽ được cung cấp về khái niệm của động từ chỉ trạng thái, cùng với những trường hợp tiếp diễn của loại động từ này.
Key takeaways |
---|
Stative verbs là gì?
Cách dùng tiếp diễn với stative verbs
|
Stative verbs nghĩa là gì?
Định nghĩa và ý nghĩa
Stative verbs (động từ chỉ trạng thái) là các động từ mô tả trạng thái, tính chất tương đối khó thay đổi như cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin, cách nhìn, giác quan hoặc sở hữu.
Phân nhóm động từ chỉ trạng thái thông dụng
Động từ chỉ suy nghĩ, quan điểm (thoughts and opinions) | Động từ chỉ cảm xúc (feelings and emotions) | Động từ chỉ giác quan, nhận thức (senses and perceptions) | Động từ chỉ sở hữu, đo lường (possession and measurement) |
---|---|---|---|
|
|
|
|
Ví dụ:
I don't know what her name is. (Tôi không biết tên cô ấy là gì.)
He prefers having home-cooked food to takeaways. (Anh ấy thích đồ ăn nhà hơn là đồ ăn ngoài tiệm.)
It appears to be an effective measure to reduce air pollution. (Đó dường như là một biện pháp hiệu quả để giảm ô nhiễm không khí.)
They own a large garden. (Họ sở hữu một khu vườn rất to.)
Cách sử dụng dạng tiếp diễn với Stative verbs
Ví dụ minh họa:
Đúng: I guess you are facing lots of troubles in life. (Tôi đoán là bạn đang đối mặt với nhiều trắc trở trong cuộc sống.)
Sai: I am guessing you are facing lots of troubles in life.
Giải thích: “guess” là động từ chỉ trạng thái (stative verb) nên không chia được ở hiện tại tiếp diễn. Trong khi đó, “face” là động từ chỉ hành động nên chia được ở dạng tiếp diễn là “are facing”.
Vậy, liệu có phải các dạng Verb-ing (tiếp diễn) của stative verbs (như guessing, knowing, appearing, tasting,…) là luôn sai ngữ pháp và không được sử dụng trong tiếng Anh?
=> Câu trả lời là KHÔNG. Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp mà trong đó stative verb được để dưới dạng Verb-ing (hay V-ing), tức tiếp diễn. Bạn học hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về các trường hợp, cũng như sự phát triển của ngữ pháp tiếng Anh nhé.
Trường hợp 1: Khi một động từ là stative verb và dynamic verb đồng thời
Trong tiếng Anh, có khá nhiều động từ “lưỡng tính”, tức vừa có thể biểu thị trạng thái, vừa có thể chỉ hành động tùy thuộc vào ngữ cảnh. Nói cách khác, lí do mà có thể bạn đọc sẽ bắt gặp các cụm từ như “I am smelling, tasting, having, thinking” là vì các từ “guess, taste, have, think” trong ngữ cảnh đó không phải là động từ trạng thái (stative verbs), mà đang mang chức năng như một động từ hành động (dynamic verbs). Và tất nhiên, khi chúng biểu thị hành động, hình thái nghĩa của chúng sẽ khác so với khi là động từ chỉ trạng thái.
Ví dụ minh họa:
The pizza smells good! (Cái pizza này thơm ghê!)
I am smelling flowers in this vase. (Tôi đang ngửi những bông hoa trong cái bình này.)
Trong ví dụ đầu tiên, “smell” mang ý nghĩa là cảm nhận của khứu giác về mùi hương của một món ăn nên nó là một stative verb chỉ giác quan và nhận thức. Trong khi đó, ở ví dụ thứ hai, “smell” lại thể hiện một hành động vật lý là dùng mũi để ngửi nhưng bông hoa, khiến nó đóng vai trò như một động từ hành động (dynamic verb); vì thế, ví dụ 2 sử dụng hiện tại tiếp diễn là chính xác.
Bảng động từ vừa chỉ hành động, vừa chỉ trạng thái
Động từ (Verbs) | Động từ chỉ hành động (Dynamic verbs) | Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs) |
---|---|---|
think | think: xem xét, cân nhắc Ví dụ: He is thinking of joining in the club. (He ấy đang cân nhắc có nên tham gia câu lạc bộ không.) | think: nghĩ rằng, tin là Ví dụ: I think he will join in the club. (Tôi nghĩ là anh ấy sẽ tham gia câu lạc bộ.) |
feel | feel: sờ, chạm vào Ví dụ: I am feeling the table. (Tôi đang chạm vào mặt bàn.) | feel: cảm thấy Ví dụ: I feel hungry. (Tôi đang đói.) I feel that he is a nice person. (Tôi thấy anh ấy là người tốt.) |
taste | taste: nếm Ví dụ: He is tasting a new dish. (Anh ấy đang nếm thử vị món mới.) | taste: có vị Ví dụ: This soup tastes awesome! (Tô súp này rất ngon.) |
smell | smell: ngửi Ví dụ: I am smelling the flowers. (Tôi đang ngửi những bông hoa.) | smell: có mùi Ví dụ: The flowers smell good. (Những bông hoa này tỏa mùi rất thơm.) |
have | have: ăn, uống, tắm Ví dụ: I am having dinner. (Tôi đang ăn tối.) I am having a shower. (Tôi đang tắm.) | have: có Ví dụ: I have a dog. (Tôi có một con chó.) |
see | see: gặp Ví dụ: My teacher is seeing me this morning. (Giáo viên sẽ gặp tôi vào sáng nay.) | see: xem xét, hiểu Ví dụ: I see what you mean! (Tôi hiểu ý bạn rồi!) |
look | look: nhìn Ví dụ: My daughter is looking at the sky. (Con gái tôi đang nhìn lên bầu trời.) | look: trông Ví dụ: Your daughter looks cute. (Con gái bạn trông đáng yêu quá.) |
enjoy | enjoy: tận hưởng Ví dụ: She is enjoying this moment of victory. (Cô ấy đang tận hưởng khoảnh khắc chiến thắng.) | enjoy: thích Ví dụ: I enjoy walking my dogs. (Tôi rất thích dắt chó đi dạo.) |
weigh | weigh: cân Ví dụ: They are weighing the bags. (Họ đang cân những cái balo.) | weigh: nặng Ví dụ: My dog weighs 20kg. (Con chó của tôi nặng 20kg.) |
expect | expect: mong Ví dụ: I’m expecting to be admitted to this university. (Tôi đang mong sẽ được nhận vào trường này.) | expect: cho rằng Ví dụ: I expect that they like us. (Tôi cho rằng họ rất thích chúng tôi.) |
turn | turn: rẽ Ví dụ: They are turning left at the traffic light. (Họ đang rẽ trái tại đèn giao thông.) | turn: bước sang, chuyển Ví dụ: My shirt turns brown after being used twice. (Cái áo sơ mi của rồi chuyển màu nâu sau khi dùng hai lần.) |
stay | stay: ở Ví dụ: They are staying in this hotel on their vacation. (Họ sẽ ở khách sạn này vào kì nghỉ.) | stay: duy trì, giữ Ví dụ: We have to stay calm during the arguments. (Chúng ta cần giữ bình tĩnh khi cãi vã.) |
appear | appear: xuất hiện Ví dụ: My favorite singer is appearing on the TV. (Ca sĩ yêu thích của tôi đang xuất hiện trên TV.) | appear: dường như, có vẻ Ví dụ: He appears hopeless after the exam. (Anh ấy có vẻ không còn hy vọng sau bài thi.) |
be | be: cư xử Ví dụ: He is being very rude. (Anh ấy đang cư xử như một người thô lỗ.) | be: thì, là, bị, ở Ví dụ: I am a teacher. (Tôi là một giáo viên.) |
Trường hợp 2: Khi đề cập đến một trạng thái thay đổi theo dần theo cấp độ
Ví dụ 1: I'm understanding more about quantum mechanics as each day goes by. (Tôi đang dần hiểu hơn về cơ học lượng tử qua từng ngày.)
Động từ “understand” trong ví dụ này là một stative verb, nhưng được dùng với thể tiếp diễn nhằm nói về một quá trình “hiểu” được phát triển dần dần, hay chỉ ra sự thay đổi trong mức độ “hiểu biết”.
Ví dụ 2: As I get older, I’m remembering less and less. (Càng có tuổi tôi càng nhớ kém đi.)
Stative verb “remember” trong câu này mang sự thay đổi dần dần (less and less). Vì vậy, người nói sử dụng tiếp diễn “remembering” để làm rõ nét nghĩa này.
Ví dụ 3: I’m regretting my decision to give her the job. (Tôi dần hối hận khi kiếm việc cho cô ấy.)
Khi người nói sử dùng “regretting” thay vì “regret”, cảm xúc “hối hận” trong câu này sẽ mang nét nghĩa dần xuất hiện, dần nhận ra đây là sai lầm.
Trường hợp 3: Khi muốn biểu hiện cường độ của tình cảm
Ví dụ: I've only had six whiskies and already I'm seeing pink elephants. (Tôi mới uống có 6 ly whisky thôi mà tôi đang thấy 6 con voi hồng rồi.)
Trên thực tế, người nói không thực sự thấy ‘6 con voi hồng’ mà chỉ đang tưởng tượng (imagine). Vì thế, ở đây stative verb “see” được dùng dưới thể tiếp diễn để nhấn mạnh cường độ của cảm xúc và hiệu ứng của nó.
Trường hợp 4: Khi đề cập đến một trạng thái tạm thời
Ví dụ 1: George is loving all the attention he is getting this week. (George yêu tất cả sự chú ý mà anh ấy có được trong tuần này.)
Trong ví dụ trên, stative verb “love” được dùng dưới dạng “loving” (V-ing) để nhấn mạnh về cảm xúc “yêu” chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ 2: I’m liking grapes these days. (Dạo gần đây tôi đang thích ăn nho.)
Tương tự như ví dụ 1, cảm xúc “thích ăn nho” cũng xuất hiện khá nhất thời và không lâu dài, nên người nói sử dụng tiếp diễn của “like” (am liking) như một công cụ thể hiện sự tạm thời đó.
Ví dụ 3: Ella’s with us at the moment. The children are loving having her here. (Ella đang ở với chúng tôi. Lũ trẻ rất thích có cô ấy ở đây.)
Việc thích có Ella ở đây chỉ xuất hiện tạm thời trong khoảng thời gian Ella ở cùng. Vì vậy, người nói mượn “loving” để miêu tả đúng cảm xúc nhất thời đó.
Trường hợp 5: Khi muốn biểu đạt sự lịch sự hoặc tránh trực tiếp đề cập đến vấn đề
Ví dụ 1: I was hoping you would give me some advice. (Tôi hi vọng rằng bạn sẽ cho tôi lời khuyên.)
Stative verb “hope” trong ví dụ trên được dùng dưới dạng “hoping” (tiếp diễn) hòng muốn bày tỏ sự sự lịch sự khi nói, khi nhờ vả.
Ví dụ 2: Good morning. I was wondering: have you got two single rooms? (Chào buổi sáng. Cho tôi hỏi, bạn còn hai phòng đơn không?)
Khi hỏi thăm, người nói muốn thể hiện sự lịch sự nên đã sử dụng “I was wondering” thay vì “I wonder”.
Ví dụ 3: I was thinking- what about borrowing Jake’s car? (Tôi đang nghĩ là, hay là mình mượn xe của Jake?)
Ở ví dụ này, stative verb “think” được biến đổi thành tiếp diễn (thinking) để làm cho nguyện vọng muốn mượn xe trở nên bớt thẳng thừng hơn, từ đó cũng lịch sự hơn khi nhờ vả.
Trường hợp 6: Khi muốn nhấn mạnh sự lặp lại của trạng thái
Ví dụ: - “Men have needs", that's what Francis used to say. (Francis từng nói là “Đàn ông thì cũng có nhu cầu”)
- "Needs". "So have I", I used to say. But I don't think we were understanding each other. (Tôi cũng từng đáp lại rằng “Tôi cũng có nhu cầu vậy”. Nhưng tôi không nghĩ đó giờ chúng tôi hiểu nhau)
Bạn đọc có thể thấy, stative verb “understand” được sử dụng ở dạng tiếp diễn để báo hiệu một trạng thái quen thuộc trong một khoảng thời gian, hoặc nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại của trạng thái đó. Vì vậy, trong ví dụ trên, “we were understanding each other” mang nét nghĩa là “đó giờ chúng tôi hiểu nhau”.
Lưu ý:
Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ và ngữ pháp học (Comrie, 1976; Jacobs, 1995; Schubert, 2002; Downing & Locke, 2006), mặc dù các trường hợp đặc biệt trên (từ trường hợp 1 tới trường hợp 6) cho phép các stative verb như “see, love, understand, …” đôi khi được dùng dưới dạng tiếp diễn, đặc biệt là trong văn nói, còn các stative verb khác như “seem, sound, belong, contain” sẽ không được sử dụng ở thể tiếp diễn (be + V-ing) ở bất kỳ trường hợp nào.
Mặc dù trước đó thể tiếp diễn của stative verb (từ trường hợp 2 tới trường hợp 6) bị cho rằng là chỉ dùng trong văn nói và hiếm thấy trong văn viết, các bài viết bằng tiếng Anh đã dần cho chúng ta thấy sự hiện diện của thể tiếp diễn của stative verb khi viết (Dráčková, 2011; Granath & Wherrity, 2014), đặc biệt là trong sách viễn tưởng, báo chí, hay văn bản học thuật (Hodrmentová, 2011; Dráčková, 2011; Granath & Wherrity, 2014), ví dụ như “loving” và “fearing” xuất hiện với tần suất cao (Dráčková, 2011).
Kết luận về sự cập nhật của ngữ pháp:
Tiếng Anh đã và đang cập nhật mới hơn mỗi ngày, và bạn học có thể nhìn nhận qua sự thay đổi từ ‘gò bó stative verb ở dạng đơn’ sang ‘dùng stative ở tiếp diễn với nhiều ý nghĩa khác nhau’. Các nghiên cứu ngữ liệu gần đây cũng đã chứng minh được tần suất gia tăng của stative verb dùng dưới dạng tiếp diễn và sự mở rộng trong chức năng cũng như ngữ vực (register) (Aarts et al., 2010; Kranich, 2010; Jóhannsdóttir, 2011). Sau khi nhận thấy được sự thay đổi này, Granath and Wherrity (2014: 21) cho rằng “sự chấp thuận” một cấu trúc ngữ pháp không dựa vào việc nó có tuân thủ quy tắc hay không, mà sẽ dựa vào tính hiệu quả trong giao tiếp của nó. Vì thế, các động từ stative verb nên được tự do xuất hiện ở dạng tiếp diễn khi người nói nảy sinh nhu cầu giao tiếp cụ thể trong một tình huống cụ thể (Granath & Wherrity, 2014: 21). Do đó, các sách giáo khoa hiện đại cần phải cập nhật sự thay đổi này để giúp người học trở nên thực tế hơn và giao tiếp thành công với người bản ngữ (Waugh & Fonseca-Greber, 2002; Römer, 2004).
Trong các trường hợp còn lại sau đây, thì stative verb sẽ được dùng ở hình thái tiếp diễn (V-ing) do một số quy tắc ngữ pháp khác mà không phải đang được chia ở thì tiếp diễn.
Trường hợp 7: Khi stative verb xuất hiện trong mệnh đề quan hệ được rút gọn
Ví dụ: John, feeling hungry after swimming, decided to eat up a huge burger to recharge his energy. (John, người cảm thấy đói bụng sau khi bơi, đã quyết định ăn hết một chiếc burger to để nạp lại năng lượng.)
Ở ví dụ trên, stative verb “feel” mang đuôi -ing vì nó đang là động từ trong mệnh đề quan hệ rút gọn. Khi viết đầy đủ, câu sẽ trở thành “John, who feels hungry after swimming, decided to eat up a huge burger to recharge his energy”.
Một số ví dụ tương tự:
My luggage, weighing over 20kg, is not accepted to carry on board. (Hành lý của tôi, cái mà nặng hơn 20 kí, không được chấp nhận để đem lên máy bay.)
The apples turning brown should not be eaten. (Những quả táo mà ngả nâu rồi thì không nên ăn.)
Trường hợp 8: Khi stative verb làm bổ ngữ cho động từ được theo sau bởi V-ing
Ví dụ: I always hang out with friends to avoid feeling isolated. (Tôi thường đi chơi cùng bạn bè để tránh cảm thấy đơn độc.)
Ở ví dụ trên, stative verb “feel” mang đuôi -ing vì nó theo sau và làm bổ ngữ cho động từ “avoid”, mà theo sau “avoid” phải là một V-ing.
Một số ví dụ tương tự:
My private doctor recommends staying calm under all circumstances to avoid hypertension (Bác sĩ tư của tôi khuyên tôi phải luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống để tránh cao huyết áp)
Your feet keep smelling really bad! (Chân của bạn liên tục bốc mùi kìa!)
Trường hợp 9: Khi stative verb đứng sau giới từ
Thông thường, một động từ khi đứng sau giới từ sẽ xuất hiện ở dạng V-ing, hay còn gọi là danh động từ.
Ví dụ: Thank you for being my wife! (Cảm ơn em vì đã làm vợ anh!)
Ở đây, stative verb “be” đã được dùng dưới dạng “being” vì đứng sau giới từ “for”.
Một số ví dụ tương tự:
He has grown more mature after passing 30. (Anh ấy trở nên trưởng thành hơn sau khi vượt qua tuổi 30.)
Her physical health has declined due to experiencing depression for an extended period. (Sức khỏe của cô ấy đã suy giảm vì trải qua trạng thái trầm cảm trong thời gian dài.)
Tóm tắt
Tham khảo
Belli, Serap Atasever. 'Phân Tích Các Động Từ Trạng Thái Sử Dụng Với Khía Cạnh Tiến Triển Trong Các Sách Giáo Khoa Dựa Trên Tập Thể.' Dạy Tiếng Anh 11.1 (2018): 120-135.
Nguyễn, Ly. 'Những Điều Cần Biết Về Các Động Từ Chỉ Trạng Thái (Stative Verbs) | Hội Thảo IELTS.' Trung Tâm Luyện Thi IELTS Workshop | Thầy Đặng Trần Tùng, 25 Tháng 8, 2022.
Mytour, Anh N. 'Các Động Từ Trạng Thái (Stative Verbs) | Sử Dụng & Ví Dụ.' Mytour.vn, 14 Tháng 4, 2023, Mytour.vn/cac-dong-tu-trang-thai.