Trong quá trình làm bài thi Writing và Speaking, không chỉ riêng với bài thi IELTS mà những người học tiếng Anh nói chung, nhất là những người mới bắt đầu thường mắc phải lỗi double verbs. Một trong những nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất là do người học không chia dạng động từ (V nguyên mẫu, to V hoặc V-ing) khi đặt hai động từ đứng cạnh nhau. Mặt khác, có những bạn biết phải chia dạng động từ nhưng lại nhầm lẫn hoặc thắc mắc vì sao có những động từ đi cùng to V, V-ing hay thậm chí đi được cùng cả hai dạng.
Hiểu được vấn đề đó, bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc những động từ thông dụng trong tiếng Anh và 5 quy tắc chia động từ phụ đi theo nó trong một câu. Đồng thời, ý nghĩa tương ứng của các dạng chia cũng sẽ được giải thích cặn kẽ. Cuối bài viết, bạn đọc có thể thử làm bài tập ứng dụng để hiểu thêm về những gì đã được đọc trong bài.
Key takeaways: |
---|
V-ing và to V là gì? Động từ thông dụng và 5 quy tắc chia động từ phụ
Bài tập ứng dụng |
Verb-ing và to V là gì?
Ngoài V-ing, ta còn một dạng chia khác là động từ nguyên mẫu có to (to eat hay to play). Tương tự như V-ing, dạng to V trong bài viết này cũng sẽ đóng vai trò là tân ngữ trong câu.
Động từ thông dụng và 5 quy tắc chia động từ phụ
Quy tắc 1: Các động từ phổ biến kèm theo gerund (V-ing)
Trước hết, phần này sẽ điểm qua những động từ và cụm từ thông dụng khi đi với một động từ phụ khác, chỉ được phép chia ở dạng V-ing. Danh sách này bao gồm:
Admit: thừa nhận
Avoid: tránh
Consider: cân nhắc
Delay: trì hoãn
Enjoy: thưởng thức, tận hưởng
Finish: hoàn thành
Imagine: tưởng tượng
Keep: tiếp tục (ở ngữ cảnh này, keep được hiểu như continue chứ không phải nghĩa gốc là “giữ”.)
Mind: chú ý, để tâm
Miss: nhớ nhung (dùng với nét nghĩa là hoài niệm một thứ gì đó đã qua.)
Practice: luyện tập
Recommend: gợi ý, khuyến nghị
Risk: mạo hiểm
Suggest: gợi ý, đề nghị
Ví dụ minh họa:
I keep practicing the piano to improve my skills. (Tôi tiếp tục luyện tập đàn piano để cải thiện kỹ năng của mình.)
Nam misses eating homemade meals cooked by his grandmother. (Nam nhớ (việc ăn) những món ăn nhà làm mà bà của anh ấy từng nấu.)
That student admitted cheating on her test. (Học sinh đó đã thừa nhận gian lận trong bài kiểm tra.)
Ngoài ra, ta có các cụm động từ thông dụng như:
Have fun: vui vẻ
Have a hard time: gặp khó khăn (cụm từ này được dùng với nét nghĩa tương tự như struggle.)
Can’t help: không thể ngăn, không thể nhịn
Ví dụ minh họa:
We should have fun trying out different recipes in our cooking class. (Chúng ta nên có khoảng thời gian vui vẻ bằng cách thử những công thức nấu ăn mới trong lớp dạy nấu ăn.)
My father had a hard time quitting alcohol. (Ba tôi đã có khoảng thời gian khó khăn trong việc từ bỏ rượu bia.)
I can’t help laughing when I see my brother’s funny dance moves. (Tôi không thể nhịn cười khi thấy xem những điệu nhảy buồn cười của em trai mình.)
Quy tắc 2: Các động từ phổ biến kèm theo infinitive (to V)
Trong phần này, những động từ chỉ đi với động từ phụ chia ở dạng to V sẽ được giới thiệu đến bạn đọc. Danh sách này bao gồm những từ như:
Agree: đồng ý
Ask: hỏi
Attempt: cố gắng
Choose: chọn
Decide: quyết định
Expect: mong đợi, mong chờ
Hope: hy vọng
Intend: dự định, có ý định
Plan: lên kế hoạch
Pretend: giả vờ
Promise: hứa hẹn
Refuse: từ chối
Seem: có vẻ
Tend: có xu hướng
Threaten: đe dọa
Want: muốn
Ví dụ minh họa:
My child pretended to be a doctor and examined her stuffed animals. (Con gái tôi giả làm bác sĩ và khám bệnh cho những con gấu bông của nó.)
Anna promised to finish her homework tonight. (Anna đã hứa sẽ hoàn thành bài tập về nhà của cô ấy vào tối nay.)
My friend chose to study in Vietnam instead of going overseas. (Bạn tôi chọn học ở Việt Nam thay vì đi du học.)
Quy tắc 3: Các động từ có thể đi kèm cả V-ing và to V mà nghĩa không thay đổi
Trong phần này, bài viết sẽ giới thiệu đến người học những động từ đi được cả với dạng V-ing và to V mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Tuy nhiên, sẽ có một số từ cần bạn đọc lưu ý cách sử dụng trong một câu như thế nào cho chính xác.
Danh sách những từ không cần thay đổi cấu trúc câu
Begin: bắt đầu
Continue: tiếp tục
Hate: ghét
Like: thích
Love: yêu
Prefer: thích hơn
Start: bắt đầu
Ví dụ minh họa:
Despite feeling tired, he continued running the marathon.
hoặc Despite feeling tired, he continued to run the marathon. (Dù mệt nhưng anh ấy vẫn tiếp tục chạy cuộc đua marathon.)
My parents prefer listening to classical music rather than pop.
hoặc My parents prefer to listen to classical music rather than pop. (Ba mẹ tôi thích nghe nhạc cổ điển hơn là nhạc pop.)
Danh sách những từ cần thay đổi cấu trúc câu:
Advise: khuyên nhủ
Allow: cho phép, để cho
Encourage: khuyến khích
Permit: cho phép
Recommend: gợi ý, để xuất
Require: yêu cầu
Cách dùng:
Khi động từ đi với V-ing: động từ cộng với V-ing như bình thường
Khi động từ đi với to V: động từ cộng với tân ngữ (người nào đó) rồi mới cộng với to V
Ví dụ minh họa:
Với V-ing: I would advise studying for the test at least three days in advance. (Tôi khuyên là nên chuẩn bị cho bài kiểm tra ít nhất là ba ngày trước đó.)
→ Với to V: I would advise you to study for the test at least three days in advance. (Tôi khuyên bạn nên chuẩn bị cho bài kiểm tra ít nhất là ba ngày trước đó.)
Với V-ing: The teacher encourages participating in class discussions. (Giáo viên khuyến khích là nên tham gia vào những buổi thảo luận trong lớp.)
→ Với to V: The teacher encourages the students to participate in class discussions. (Giáo viên khuyến khích học sinh nên tham gia vào những buổi thảo luận trong lớp.)
Quy tắc 4: Các động từ có thể đi kèm cả V-ing và to V với nghĩa thay đổi
Tiếng Anh có một số động từ thay đổi nghĩa khi đi với to V hoặc V-ing. Vì vậy, khi bạn đọc sử dụng những động từ trong danh sách này, trước hết phải cân nhắc ý nghĩa mà mình muốn truyền đạt rồi mới chia dạng động từ tương ứng. Sau đây sẽ là danh sách những động từ thường gặp và nghĩa của chúng khi đi với động từ phụ được chia ở dạng to V hoặc V-ing.
Forget
Cách dùng:
Khi forget + V-ing: quên một việc gì đó đã xảy ra trong quá khứ, dùng khi người nói không thể hồi tưởng hoặc nhớ lại điều gì đó từng xảy ra
Khi forget + to V: quên rằng sẽ phải làm một việc gì đó, dùng khi người nói có ý định làm một việc nào đó nhưng do không để ý nên quên mất.
Ví dụ minh họa:
I will never forget being betrayed by my best friend. (Tôi sẽ không bao giờ quên việc bị phản bội bởi bạn thân mình.)
He forgets to bring the book that he borrowed from Phuong. (Anh ấy quên đem theo quyển sách mà anh ấy đã mượn của Phương.)
Go on
Cách dùng:
Mặc dù có nghĩa là “tiếp tục” như động từ continue đã được nhắc đến ở quy tắc 3, nhưng go on sẽ mang nét nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách chia động từ phụ của người dùng.
Khi go on + V-ing: dùng để diễn tả ý thực hiện một hành động đang làm mà không bị gián đoạn.
Khi go on + to V: dùng để chỉ ý bắt đầu thực hiện một hành động mới sau khi đã thực hiện xong hành động trước đó (trong câu sẽ có hai hành động khác nhau).
Ví dụ minh họa:
The singer went on singing even though the audience didn’t seem interested. (Ca sĩ vẫn tiếp tục hát mặc cho khán giả không hứng thú gì cho lắm.)
My sister went on to study at university after graduating from high school. (Em gái tôi tiếp tục học lên đại học sau khi tốt nghiệp cấp 3.)
Mean
Cách dùng:
Khi mean + V-ing: dùng để chỉ ý định hoặc mục đích cho hành động nào đó hoặc hành động đó xảy ra là do chủ ý của người thực hiện.
Khi mean + to V: dùng tương đồng như cấu trúc “intend to do something”, nói về dự định của người nói để thực hiện hành động nào, dịch là “định”.
Ví dụ minh họa:
His silence means ignoring what other people say behind his back. (Sự im lặng của anh ấy đồng nghĩa với việc cố ý lờ đi những gì người khác nói sau lưng mình.)
I mean to pull an all-nighter to study for the exam. (Tôi định thức đến sáng để chuẩn bị cho kì thi.)
Regret
Cách dùng:
Khi regret + V-ing: được dùng với ý hối hận hoặc thất vọng vì một chuyện nào đó đã diễn ra trong quá khứ.
Khi regret + to V: được dùng để thể hiện sự tiếc nuối về một hành động trong tương lai hoặc một quyết định mà người nói phải thực hiện. Cụm từ này mang nét nghĩa đắn đo, do dự và tỏ ý không vui khi phải làm điều đó, dịch là “(lấy làm) tiếc”. Bạn đọc sẽ gặp cụm từ này khá nhiều trong văn thông báo qua thư từ hoặc email.
Ví dụ minh họa:
My sister regrets eating the whole cake at the party last night because she is too full now. (Em gái tôi hối hận vì đã ăn hết cả cái bánh kem trong bữa tiệc tối qua. Giờ thì nó thấy no căng cả bụng rồi.)
We regret to inform you that your application has been rejected. (Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo rằng đơn xin việc của bạn đã bị từ chối.)
Remember
Cách dùng:
Remember có cách dùng giống với động từ forget đã được giới thiệu trước đó, với ý nghĩa ngược lại.
Khi remember + V-ing: nhớ lại một việc gì đó đã từng diễn ra trong quá khứ.
Khi remember + to V: nhớ phải làm một việc gì đó trong tương lai, chỉ một dự định hoặc kế hoạch nào đó.
qua thư từ hoặc email.
Ví dụ minh họa:
I remember turning off all the lights before leaving. (Tôi nhớ là đã tắt hết đèn trước khi rời đi rồi.)
My mother told me to remember to buy some milk on your way home. (Mẹ tôi dặn tôi nhớ mua sữa trên đường về nhà.)
Stop
Cách dùng:
Khi stop + V-ing: được dùng với ý nghĩa là chủ ngữ dừng hẳn việc làm một hành động nào đó.
Khi stop + to V: dùng khi chủ ngữ tạm dừng hoạt động đang làm để thực hiện một hành động khác rồi sau đó quay lại với hành động còn dang dở.
Ví dụ minh họa:
Her father stopped smoking last year. (Ba của cô ấy đã ngừng hút thuốc từ năm ngoái).
Khoa stopped to catch his breath before continuing the race. (Khoa dừng lại để thở một chút trước khi tiếp tục cuộc đua.)
Try
Cách dùng:
Khi try + V-ing: dùng khi chủ ngữ đang thử làm một hành động nào đó để cảm nhận hoặc xem thử kết quả của hành động đó như thế nào.
Khi try + to V: dùng khi chủ ngữ cố gắng bỏ công sức ra để thực hiện một việc nào đó để đạt được mục đích nhất định.
Ví dụ minh họa:
Let’s try participating in this baking class. It will be so much fun! (Hãy cùng thử tham gia vào lớp học làm bánh này đi. Hẳn sẽ vui lắm!)
The little boy tried to solve the puzzle. (Đứa bé trai đã cố gắng hoàn thành bức tranh ghép hình.)
Quy tắc 5: Những động từ đặc biệt
Ngoài những động từ được giới thiệu trong các quy tắc trên, có một số động từ có cách sử dụng đặc biệt hơn hoặc dễ nhầm lẫn mà bạn đọc cần lưu ý. Phần này sẽ giới thiệu cho người học một số động từ đặc biệt thông dụng và ý nghĩa khi chia với V-ing hoặc to V.
Be afraid
Be afraid mang nghĩa là “sợ” và có thể đi với cả to V và V-ing với ý nghĩa không đổi. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý khi be afraid đứng một mình sẽ cộng với to V còn khi có giới từ of thì be afraid of sẽ đi với V-ing.
Ví dụ minh họa: My friend is afraid to go to the hospital = My friend is afraid of going to the hospital. (Bạn tôi sợ đi bệnh viện.)
Imagine and consider
Imagine (tưởng tượng) và consider (cân nhắc, xem xét) đi được với cả to V và V-ing nhưng nét nghĩa sẽ có sự thay đổi lớn.
Đối với động từ imagine:
Khi imagine + V-ing: tưởng tượng một điều gì đó và hình dung nó trong đầu.
Khi image + tân ngữ + to V: được dùng với ý nghĩa “nghĩ là…, tưởng là,...” nhưng thực tế lại ngược lại.
Ví dụ minh họa:
I often imagine travelling to different places and living a carefree life. (Tôi thường tưởng tượng cảnh bản thân đi du lịch khắp nơi và sống một cuộc đời không phải lo nghĩ gì.)
I imagined her to be much more shy. (Tôi cứ nghĩ là cô ấy nhút nhát lắm chứ.)
Đối với động từ consider:
Khi consider + V-ing: cân nhắc, suy nghĩ về một việc nào đó.
Khi consider + tân ngữ + to V: được dùng với nghĩa “xem rằng…, cho rằng…”
Ví dụ minh họa:
Peter is considering going abroad to work. (Peter đang cân nhắc việc ra nước ngoài làm việc.)
My friends consider me to be a friendly and energetic person. (Bạn bè tôi cho rằng tôi là một người thân thiện và năng động.)
Like versus would like
Mặc dù like có thể đi với cả to V và V-ing với ý nghĩa không thay đổi như đã nhắc đến trong quy tắc 3, khi like nằm trong cụm từ would like, nó sẽ chỉ cộng với to V mà không được dùng V-ing.
Ví dụ minh họa:
I like drinking coffee = I like to drink coffee. (Tôi thích uống cà phê.)
I would like to drink coffee together the next time we meet. (Tôi muốn được uống cà phê cùng anh khi ta gặp nhau lần tới.)
Need, require and want
Ba động từ trong danh sách này đã được nhắc đến trong quy tắc 2 nhưng vẫn có trường hợp sử dụng V-ing khá thú vị, đó chính là trong thể bị động (passive voice). Khi need (cần), require (yêu cầu) và want (muốn) được dùng trong thể bị động, ba động từ này sẽ cộng trực tiếp với V-ing.
Ví dụ minh họa:
Thể chủ động: I need to send all the sales reports before this Friday. (Tôi cần gửi tất cả báo cáo kinh doanh trước thứ sáu này.)
→ Thể bị động: All the sales reports need sending before this Friday. (Tất cả báo cáo kinh doanh cần được gửi đi trước thứ sáu này.)
Thể chủ động: The customer requires the store to deliver the mirror immediately. (Khách hàng yêu cầu cửa hàng vận chuyển tấm gương ngay lập tức.)
→ Thể bị động: The mirror requires delivering immediately to the customer. (Tấm gương được yêu cầu vận chuyển cho khách hàng ngay lập tức.)
Used to
Cách dùng:
Khi to be used to + V-ing: cụm từ này được dùng với ý nghĩa là ai đó đã quen làm một việc nào đó, mang ý chỉ thói quen.
Khi used to + V: được dùng với nét nghĩa là ai đó đã từng làm một việc gì đó trong quá khứ và hiện tại thì không còn làm hành động đó nữa.
Ví dụ minh họa:
My boyfriend is used to smoking when he is stressed. (Bạn trai tôi quen với việc hút thuốc mỗi khi anh ấy bị căng thẳng.)
Hoang used to do Karate when he was younger. (Hoàng đã từng tập võ Karate khi cậu ấy còn nhỏ.)
Hiện nay, Anh ngữ Mytour đang tổ chức các khóa học English Foundation cam kết đầu ra Zero-risk giúp người mới bắt đầu học tiếng Anh có nền tảng vững về từ vựng – ngữ pháp – phát âm để có thể diễn tả cơ bản các ý tưởng của mình, đọc/nghe hiểu được ý chính, hiểu và vận dụng các cấu trúc câu ngữ pháp tiếng anh cơ bản,…. Tham khảo ngay khoá học để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Bài tập ứng dụng
Did he suggest avoiding ______________ (take) unnecessary risks?
Did she admit ___________ (not go) to the party tonight?
Have you ever enjoyed _____________ (practise) a musical instrument?
He pretended __________ (be interested) in the conversation.
I refuse ____________ (eat) that disgusting food.
Should we delay ______________ (finish) the project until next week?
They plan __________ (visit) their grandparents next weekend.
We agreed ____________ (meet) at the park tomorrow.
Would you consider _____________ (go) to the party tonight?
What are you expecting me _________ (do) now?
Bài 2: Chọn đáp án thích hợp trong hai đáp án A và B. Hãy áp dụng quy tắc 4 và 5 để thực hiện bài tập này.
Don’t forget ___________ (lock) the door before you leave.
A. to lock
B. locking
He is afraid of ___________ (ride) the horse.
A. to ride
B. riding
I have been meaning ___________ (tell) you this but I didn’t have the opportunity.
A. to tell
B.telling
Imagine __________ (design) your own clothes. It must be so cool!
A. to design
B. designing
I’m sure you will like surfing once you try __________ (do) it!
A. to do
B. doing
My brother is used to ___________ (play) badminton every weekend.
A. play
B. playing
The refrigerator needs __________ (repair) since the cooling system is broken.
A. to repair
B. repairing
We regret _________ (inform) you that your visa application has been cancelled.
A. to inform
B. informing
We should stop ________ (rest) for a moment. I can’t walk anymore!
A. to rest
B. resting
What would you like _________ (drink)?
A. to drink
B. drinking
Đáp án tham khảo:
Bài 1:
taking
not going
practising
to be interested
to eat
finishing
to visit
to meet
going
to do
Bài 2:
A → đây là một lời dặn dò cho tương lai, không phải hồi tưởng lại hành động đã thực hiện
B → ở đây câu sử dụng cụm từ to be afraid of nên sẽ đi cùng V-ing
A → đây là một dự định của người nói nên mean + to
B → câu này được dùng với ý tưởng tượng ra một viễn cảnh nào đó nên sẽ đi cùng V-ing
B → ở đây người nói muốn bạn mình thử lướt sóng một lần
B → câu này nói về thói quen của chủ ngữ và dùng cụm từ is used to đi với V-ing
B → câu ở thể bị động
A → ở đây chủ ngữ lấy làm tiếc khi phải thông báo một tin xấu đến người nghe
A → câu này chỉ ý dừng lại làm việc khác một chút rồi sau đó quay lại việc đang dang dở nên sẽ dùng cấu trúc stop + to V
A → cấu trúc would like + to V
Summary
Nguồn tham khảo:
Englisch-hilfen.de. "Gerund and Infinitive After Verbs - Different Meaning." Englisch Lernen Online - Grammatik, Vokabeln, Prüfungen, Spiele, www.englisch-hilfen.de/en/grammar/gerund_infinitive_difference.htm.
Englisch-hilfen.de. 'Gerund and Infinitive with to - No Distinction in Meaning.' Englisch Learning Online - Grammar, Vocabulary, Exams, Games, www.englisch-hilfen.de/en/grammar/gerund_infinitive.htm.
O'Brien, Kate. 'Review of Grammar: Introduction to Gerunds and Infinitives ‹ EF Teacher Zone.' EF Teacher Zone, teacherblog.ef.com/grammar-recap-intro-to-gerunds-and-infinitives/.
Péter, Simon, and Borbás Tibor. '9.3.12 Verbs Followed by the TO-infinitive or Gerund with a Distinction in Meaning.' www.jgypk.hu/mentorhalo/tananyag/Angol_nyelvhasznlat_tantknak_s_vodapedaggusoknak/9312_verbs_followed_by_the_toinfinitive_or_gerund_with_a_distinction_in_meaning.html.