Ubon Ratchathani tọa lạc ở vùng Đông Bắc Thái Lan, cách Bangkok khoảng 620 km. Khi đến Ubon Ratchathani, bạn sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên và dãy núi trùng điệp, cùng dòng sông Mun uốn quanh. Khu vực “Tam Giác Ngọc”, biên giới giữa Thái Lan, Lào và Campuchia, mang lại cảnh đẹp nên thơ và lãng mạn. Hãy cùng chúng tôi khám phá thủ đô Đông Bắc Thái Lan qua bài viết về kinh nghiệm du lịch Ubon Ratchathani dưới đây.
Du lịch Ubon Ratchathani
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UBON RATCHATHANI
Ubon Ratchathani là một tỉnh ở miền Đông Bắc và cực Bắc của Thái Lan, giáp Lào ở phía Bắc và Đông Bắc, và Campuchia ở phía Nam. Khu vực biên giới của ba quốc gia này được gọi là “Tam Giác Ngọc”, với hai con sông lớn Mun và Mekong hợp lưu tạo thành biên giới Đông – Bắc.
Trước đây, khu vực này là một phần của Đế quốc Khmer cho đến khi bị Vương quốc Ayutthaya đánh bại và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Năm 1767, Ayutthaya sụp đổ, và nhiều bộ tộc như Kha và Suai đã đến định cư ở đây. Hai mươi năm sau, vua Rama I đã giao cho một lãnh đạo địa phương thống nhất các khu định cư này thành một thị trấn, và vào năm 1786, Ubon Ratchathani đã được thành lập. Tỉnh này đã trở thành đơn vị quốc gia đầu tiên và là tỉnh lớn nhất của Thái Lan. Sau năm 1972, một số tỉnh đã được tách ra, làm cho Ubon Ratchathani trở thành tỉnh lớn thứ năm.
Tên gọi Ubon Ratchathani có nghĩa là Thành phố Hoàng gia Hoa Sen, được thể hiện qua biểu tượng của tỉnh là hình ảnh bông sen trong một vòng tròn. Loài hoa này cũng là biểu tượng đặc trưng của vùng. Tỉnh Ubon Ratchathani nổi tiếng với truyền thống Phật giáo lâu đời và văn hóa dân gian đặc sắc. Ngoài ra, tỉnh còn thu hút du khách bằng vẻ đẹp văn hóa và thiên nhiên phong phú. Ubon Ratchathani có hai Vườn quốc gia và hai khu bảo tồn thiên nhiên hấp dẫn.
KHÍ HẬU Ở UBON RATCHATHANI
Vì nằm ở miền Đông Bắc của Thái Lan, Ubon Ratchathani có khí hậu được chia thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mang lại khí hậu khô nóng. Thời tiết nóng nhất thường từ tháng 3 đến tháng 5, khiến nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, có thể gây ra lũ lụt ở các vùng ven sông lớn do mưa nhiều.
Đặc biệt, du khách thường ghé thăm Ubon Ratchathani vào dịp Lễ hội Nến diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Đêm lễ hội nến tại Ubon Ratchathani
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN UBON RATCHATHANI
Hiện tại, chưa có chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam đến tỉnh này, thường sẽ phải di chuyển bằng đường bộ qua các cửa khẩu từ Việt Nam sang Lào rồi đến Ubon Ratchathani:
Cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước, Việt Nam) – cửa khẩu Treapeng Sre (Stung Treng, Lào) – cửa khẩu VangTao (Pakse, Lào) – Ubon Ratchathani.
Nếu muốn đến Ubon Rachathani bằng đường hàng không, bạn cần mua vé máy bay đến Bangkok trước, sau đó mới tiếp tục đến thăm Ubon Ratchathani. Từ Bangkok, bạn cũng có thể mua vé tàu hoặc xe bus để đến Ubon Rachathani.
CHỖ Ở TẠI UBON RATCHATHANI
Có nhiều lựa chọn chỗ ở ở đây, từ nhà nghỉ giá rẻ, homestay cho đến khách sạn sang trọng. Hầu hết các khách sạn nằm dọc theo đường cao tốc đi qua thành phố Ubon Ratchathani hoặc khu vực gần sông Mun.
Khách sạn Laithong: Khách sạn 3 sao tọa lạc ở trung tâm thành phố. Giá từ 900 baht/đêm.
Khách sạn và Trung tâm Hội nghị Sunee Grand: Khách sạn 4 sao, nằm ở trung tâm thành phố. Giá từ 1000 baht/đêm
ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI UBON RATCHATHANI
Sông Maenam Song Si hai màu
Hiện tượng tự nhiên này xảy ra khi hai dòng sông Mekong và sông Mun hội tụ tạo nên hai sắc màu trên một dòng sông, màu đỏ nâu của sông Mekong và màu xanh của sông Mun. Du khách thường đến đây vào tháng 4 để chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Dòng sông Maem Song Si
Thung Si Mueang
Công viên đặt giữa trung tâm thành phố, với bức tượng đài của người sáng lập thành phố Ubon Ratchathani. Đây là một khu vui chơi giải trí và là nơi tổ chức các lễ hội lớn của tỉnh.
Chùa Wat Thung Si Mueang
Đền này tọa lạc trên đường Luang, được xây dựng dưới thời vua Rama III (1824-1851). Điểm nhấn của đền là sảnh nghi lễ vô cùng tuyệt đẹp, với lối kiến trúc Đông Bắc đặc trưng, nơi lưu giữ kinh điển giữa hồ nước ngọt và các bức bích họa.
Chùa Wat Thung Si Mueang
Chùa Wat Si Ubon Rattanaram
Đền thờ Hoàng gia này nằm trên đường Suparat, gần Hội trường thành phố. Nơi đây thờ những bức tượng thiêng liêng nhất của thành phố, trong đền có một sảnh nghi lễ với kiến trúc giống như chùa Cẩm Thạch ở Bangkok.
Chùa Wat Si Ubon Rattanaram
Thác Nước Namtok Huai Luang
Thác này cũng được biết đến với cái tên thác nước thung lũng, vì dòng nước của thác chảy xuống một hố sâu như thung lũng. Xung quanh là cát trắng và nước màu xanh ngọc lục, tạo nên một không gian lý tưởng để du khách thư giãn. Đặc biệt vào cuối tháng 10 đến tháng 12, khi các loài hoa rừng nở rộ trên các tảng đá, khung cảnh trở nên thêm phần thơ mộng.
Thác Nước Namytok Huai Luang
Khu di tích đá Sam Phan Bok
Bạn chỉ có thể thăm quan nơi này vào mùa khô, vì vào mùa mưa khi nước lũ tràn về, các tảng đá sẽ bị chìm dưới dòng sông Mekong. Dưới tác động của nước lũ và sự mài mòn, hình dạng tự nhiên của các tảng đá sẽ thay đổi và tạo ra các hình thù độc đáo. Vào mùa khô, khi nước rút dần, những tảng đá này hiện ra với vẻ đẹp tự nhiên của mình. Quần thể đá Sam Phan Bok có hơn 3000 hố tự nhiên.
Sam Phan Bok – Kỳ quan thiên nhiên của Thái Lan
Vườn quốc gia Pha Taem
Đây là điểm đón ánh bình minh đầu tiên ở Thái Lan, một điểm đến không thể bỏ qua cho du khách khi ghé thăm Ubon Ratchathani. Công viên có diện tích khoảng 140km2 bao gồm các bãi đồng và đồi núi với dạng địa hình đa dạng. Du khách có thể leo dốc để ngắm nhìn các hình khắc trên đá từ thời tiền sử cách đây khoảng 3000-4000 năm.
Công viên quốc gia Pha Taem – nơi đón bình minh đầu tiên của Thái Lan
NHỮNG SỰ KIỆN VĂN HÓA ĐẶC BIỆT
Lễ hội truyền thống Kaeng Saphue
Tết truyền thống hàng năm diễn ra vào ngày 13-15 tháng 4 (theo lịch âm), đây là dịp mừng năm mới truyền thống của Thái Lan với nhiều sự kiện như diễu hành, biểu diễn văn hóa, và ẩm thực truyền thống…
Lễ hội Nến
Lễ hội Nến tại Ubon Ratchathani diễn ra vào mùa chay của Phật Giáo (dịp lễ Asalha Puja và Khao Phansa). Đây là lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của tỉnh, với diễu hành, văn hóa và công đức, tất cả quanh quanh những ngọn nến sáp ong khổng lồ. Nếu bạn đến Ubon Ratchathani vào thời điểm này, bạn sẽ thưởng thức được diễu hành các đoàn xe hoa và nến lấp lánh, cùng với các vũ công trình diễn truyền thống trên đường phố. Ngoài ra, có các cuộc thi tượng sáp quốc tế thu hút nghệ sĩ từ khắp nơi tranh tài tại đây.
Ẩm thực ở Ubon Ratchathani
Ẩm thực ở đây đa dạng và phong phú, mang đậm nét đặc trưng của cả Thái Lan, Lào và Campuchia.
Ẩm thực của Ubon Ratchathani
Som Tum – món nộm đu đủ
Nếu bạn thích ẩm thực Thái, bạn không thể bỏ qua món nộm đu đủ này. Nguyên liệu chính bao gồm đu đủ xanh bào sợi, đậu đũa, ớt khô, rau húng quế, dưa chuột, kết hợp với nước cốt chanh, tỏi, ớt băm nhỏ, đường, và lạc rang… tạo nên một món ăn vừa thanh vừa đậm đà.
Gà nướng
Gà nướng (Kai Yang) xuất xứ từ Lào, được chế biến từ thịt gà được ướp gia vị và nướng trên than hoa, thường được kèm theo nộm đu đủ và xôi nếp.
Xôi
Xôi là món ăn phổ biến hàng ngày ở Ubon Ratchathani, được nấu từ gạo nếp nổi tiếng ở ven sông Mekong, có hạt nếp thơm dẻo và ngon đặc trưng. Người dân thường ăn xôi kèm với thịt gà nướng hoặc thịt lợn nướng, cá nướng.
Chả lụa
Đúng với nguồn gốc của món chả này từ Việt Nam, người Việt kiều đã giữ gìn và phát triển nét văn hóa quê hương bằng cách sản xuất và bán chả lụa tại Ubon Ratchathani. Món này được người dân địa phương ưa chuộng vì dễ ăn, dễ bảo quản và kết hợp tốt với các món ăn địa phương. Tại một khu vực nổi tiếng, du khách thường ghé để thưởng thức và mua chả lụa làm quà.
Một chuyến du lịch đến Ubon Ratchathani sẽ mang lại trải nghiệm đa chiều về con người, văn hóa và thiên nhiên độc đáo của địa phương. Nếu bạn là người thích khám phá những vùng đất mới, thủ phủ của vùng Đông Bắc Thái Lan là một điểm đến lý tưởng. Hãy khám phá thêm nhiều địa điểm và tour du lịch Thái Lan trên trang web của chúng tôi!
Tác giả: Ngọc Như Đặng