Big Bang và những hạt neutrino bí ẩn
Big Bang và vũ trụ được hình thành từ sự bất cân xứng
Theo lý thuyết vật lý hiện tại, vật chất - thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận trong vũ trụ - không thể tồn tại cùng với phản vật chất (doppelgänger), thứ có các đặc tính tương tự nhưng ngược dấu và spin. Khi hạt và phản hạt gặp nhau, chúng sẽ hủy diệt lẫn nhau. Đây chính là lý thuyết đối xứng điện tích và phản xạ (CP symmetry).Khi hai hạt va chạm, chúng tạo ra hạt và phản hạt. Neutrino và phản neutrino xuất hiện trong những giây đầu tiên sau Big Bang nhưng không triệt tiêu nhau. Nguồn: Forbes Theo lý thuyết này, sau sự kiện Big Bang, vật chất và phản vật chất được tạo ra với số lượng bằng nhau và lẽ ra sẽ tự hủy hoàn toàn, để lại một vũ trụ trống rỗng. Tuy nhiên, vũ trụ ngày nay lại chứa nhiều vật chất hơn phản vật chất. Điều này khiến các nhà vật lý đau đầu, tự hỏi bằng cách nào mà vật chất lại được tạo ra nhiều hơn, dù chỉ một phần nhỏ, đủ để hình thành vũ trụ với hàng tỷ ngân hà và hành tinh như hiện tại. Sự bất cân xứng này là một trong những bí ẩn lớn nhất mà các nhà khoa học đang cố gắng tìm lời giải, như tiếng vọng từ 13 tỉ năm trước, mời gọi chúng ta tìm ra điều đã thực sự xảy ra khiến vũ trụ và chính chúng ta tồn tại.Vật chất - Phản vật chất và các hạt cơ bản cấu thànhVũ trụ giãn nở sau Big Bang, với nền tảng neutrino, là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất của lý thuyết này. Nguồn: ForbesNguồn gốc của hạt neutrino
Neutrino được xem là mảnh ghép hi vọng mà các nhà vật lý hạt dựa vào để giải quyết bí ẩn này. Ban đầu, các nhà khoa học phát hiện quá trình nhiệt hạch dẫn đến sự phân rã của nguyên tử không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng trước và sau khi phân rã không bằng nhau. Điều này khiến họ suy đoán về sự tồn tại của một hạt chưa được phát hiện, gây ra sự chênh lệch năng lượng. Vào năm 1930, nhà vật lý người Áo Wolfgang Pauli đã đề xuất sự tồn tại của neutrino nhằm giải thích năng lượng bị mất và những hiện tượng bất thường như sự phân bố góc và năng lượng không đối xứng. Nhưng phải hơn 20 năm sau, người ta mới xác nhận sự tồn tại của hạt này trong các phản ứng hạt nhân và phân rã beta, khi neutron phân rã thành proton, electron và neutrino.Mãi đến năm 1956, neutrino mới được phát hiện từ lò phản ứng hạt nhân. Nguồn: Forbes Neutrino là các hạt hạ nguyên tử cực nhỏ, gần như không có khối lượng và di chuyển gần với tốc độ ánh sáng. Chúng rất ít tương tác với vật chất, điều này làm cho việc phát hiện và nghiên cứu chúng trở nên khó khăn. Neutrino được tạo ra với số lượng lớn trong các phản ứng hạt nhân, chẳng hạn như những phản ứng xảy ra bên trong Mặt Trời. Chúng không mang điện tích, vì vậy được gọi là neutrino (nghĩa là “hạt trung hòa nhỏ”). Mặc dù khó nhận biết, neutrino đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu các quá trình như vụ nổ siêu tân tinh và sự phát triển của vũ trụ sơ khai. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học.Neutrino: hạt ma ám ảnh các nhà khoa học trong cuộc tìm kiếm lời giải. Nguồn: Forbes Cho đến nay, các nhà khoa học đã khám phá được một số đặc tính của neutrino, trong đó có Dao động neutrino, hiện tượng mà neutrino có thể thay đổi hình thái từ electron - νe, muon - νμ, đến tau neutrino - ντ. Việc nghiên cứu hành vi này giúp các nhà vật lý lý giải tại sao vũ trụ lại ưa chuộng vật chất hơn phản vật chất, dẫn đến sự hình thành của vũ trụ như chúng ta biết ngày nay.Tại sao neutrino có thể là chìa khóa cho sự mất cân bằng này?
Vài giây sau sự kiện Big Bang, vũ trụ còn rất nóng và dày đặc, với nhiều phản ứng hạt nhân tạo ra lượng lớn neutrino. Những neutrino này lan tỏa khắp vũ trụ và được gọi là neutrino tàn tích. Theo lý thuyết leptogenesis, neutrino nặng đã phân rã không đối xứng, sinh ra nhiều lepton (như electron và neutrino) hơn phản lepton (như positron và phản neutrino). Những lepton này đã giúp tạo ra proton và neutron, từ đó hình thành vật chất. Sự thừa lepton có thể đã giúp vật chất sống sót qua quá trình hủy diệt với phản vật chất. Ngoài ra, dao động neutrino, hiện tượng mà neutrino có thể thay đổi dạng, cũng là một cách lý giải tại sao vật chất lại nhiều hơn phản vật chất.Dự án DUNE
DUNE (Deep Underground Neutrino Experiment) là một trong những dự án khoa học quốc tế quy mô và tham vọng nhất trong lĩnh vực vật lý hạt, tập trung đặc biệt vào việc nghiên cứu neutrino và hành vi của chúng. Dự án nhằm trả lời những câu hỏi lớn của vật lý, như:- Tại sao vũ trụ lại chủ yếu được tạo thành từ vật chất thay vì phản vật chất?
- Neutrino có những tính chất gì và chúng vận hành như thế nào?
- Neutrino có thể giải thích được cách mà các vụ nổ siêu tân tinh (ngôi sao phát nổ) và sự hình thành lỗ đen diễn ra ra sao?