Chọn phương án đúng 1
Câu 1 (trang 130, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu chuyện được kể trong đoạn trích bao gồm những câu chuyện nào?
A. Câu chuyện về “tôi” và Tường trong cuộc sống gia đình (làm việc nhà, học hành, đọc sách)
B. Câu chuyện về “tôi” và Tường kết hợp với câu chuyện về chàng thư sinh, cóc tiểu, người bạn xấu
C. Câu chuyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với câu chuyện về chàng thư sinh, cóc tiểu, người bạn xấu, nàng công chúa
D. Câu chuyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với câu chuyện về chàng thư sinh, cóc tiểu, người bạn xấu
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích để trả lời.
Lời giải chi tiết:
C. Câu chuyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với câu chuyện về chàng thư sinh, cóc tiểu, người bạn xấu, nàng công chúa
Chọn phương án đúng 2
Câu 2 (trang 130, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những yếu tố nào giúp em xác định được câu chuyện trong đoạn trích?
A. Nhân vật và thời gian
B. Nhân vật và không gian
C. Nhân vật và sự việc chính
D. Nhân vật và đối thoại
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích để trả lời.
Lời giải chi tiết:
C. Nhân vật và sự việc chính
Chọn phương án đúng 3
Câu 3 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chuyện Cóc tiểu mà Tường đọc cho “tôi” nghe có tính chất của loại truyện nào?
A. Truyện truyền thuyết
B. Truyện cười
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích để trả lời.
Lời giải chi tiết:
C. Truyện cổ tích
Chọn phương án đúng 4
Câu 4 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu “Để cho anh Hai học bài!” thuộc loại câu nào?
A. Câu hỏi
B. Câu kể
C. Câu cảm
D. Câu khiến
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh và mục đích nói để trả lời.
Lời giải chi tiết:
D. Câu khiến
Chọn phương án đúng 5
Câu 5 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định loại thành phần biệt lập (in đậm) trong câu sau: “Tâu bệ hạ, trước hết xin bệ hạ hãy cho bắt giam tên này lại”.
A. Thành phần cảm thán
B. Thành phần tính thái
C. Thành phần gọi - đáp
D. Thành phần chêm xen
Phương pháp giải:
Dựa vào cách nhận biết thành phần biệt lập để trả lời.
Lời giải chi tiết:
C. Thành phần gọi - đáp
Chọn phương án đúng 6
Câu 6 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Dòng nào sau đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản?
A. thư sinh, giáo khoa, tài sản, nhường nhiễm
B. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngự ý
C. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngân nga
D. thư sinh, giáo khoa, tài sản, giáo sư
Phương pháp giải:
Dựa vào cách nhận biết từ Hán Việt để trả lời.
Lời giải chi tiết:
B. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngự ý
Trả lời câu hỏi 1
Câu 1 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ câu chuyện để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đa tuyến. Vì câu chuyện có tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tiểu, người bạn xấu, nàng công chúa.
Trả lời câu hỏi 2
Câu 2 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính gì đáng quý? Hãy nêu các chi tiết cho thấy rõ những đức tính đó của nhân vật Tường.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính đáng quý là yêu thương anh trai, biết chia sẻ và ham học hỏi. Cụ thể:
- Tường vui vẻ gánh hết việc nặng nhẹ trong nhà để cho anh Hai học bài, không một lời oán than hay trách cứ.
- Tường thường kể chuyện cho anh hai nghe.
- Tường rất mê đọc sách.
Trả lời câu hỏi 3
Câu 3 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, điều gì ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích? Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em những suy nghĩ gì về nhân vật?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Tường đặc biệt yêu thích câu chuyện Cóc tía ở chỗ chàng thư sinh làm bạn với cóc tía, hàng ngày cóc quanh quẩn bên chàng, đớp gọn những con muỗi bay vo ve khi chàng học bài.
Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em suy nghĩ rằng Tường là một cậu bé nhân hậu, sống tình cảm. Cậu sẵn sàng dành thời gian và không gian cho anh hai học bài, giống như cóc tía quẩn quanh bắt muỗi và giúp đỡ chàng thư sinh.
Trả lời câu hỏi 4
Câu 4 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía. Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía:
- Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường.
- Tôi không hiểu sao thằng Tường lại thích câu chuyện dở ẹc đó.
=> Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ rằng đây là một cậu bé có cái nhìn hơi phiến diện và chủ quan khi nghe câu chuyện Cóc tía. Cậu chỉ thấy được những sự việc nối tiếp mà không cảm nhận được tính nhân văn, bài học về tình bạn, lòng yêu thương, sẻ chia lẫn nhau giữa các nhân vật trong truyện.
Trả lời câu hỏi 5
Câu 5 (trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện của đoạn trích này? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nêu quan điểm và suy nghĩ của em.
Lời giải chi tiết:
Em yêu thích nhân vật Tường vì đây là một cậu bé nhân hậu, có tấm lòng sẻ chia và rất giàu lòng trắc ẩn. Cậu luôn nhường nhịn anh trai để anh có thể học tập tốt hơn, giỏi hơn mình. Tường cũng sẵn sàng làm hết việc nặng nhọc mà không hề oán than vì muốn tốt cho anh.
Viết
(trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần phát triển hoặc một thói xấu đáng chỉ trích của con người.
Phương pháp giải:
Chọn một phẩm chất mà em muốn viết để trình bày.
Lời giải chi tiết:
Một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người là lòng từ bi. Tính từ bi đem lại sự ấm áp, sẻ chia và nhân ái, giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Lòng từ bi không chỉ là đặc điểm riêng của những người hiền lành mà còn là đòn bẩy để kích thích những hành động nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Một tấm lòng từ bi đầy sẽ có thể giúp đỡ những người gặp khó khăn, mang lại hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Hãy cùng nhau lan tỏa tình yêu và sự từ bi để xây dựng một cộng đồng xã hội ngày càng phồn thịnh và hạnh phúc!
Nói và nghe
(trang 131, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chọn một trong hai nội dung sau đây để chuẩn bị và trình bày bài nói:
a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Quan trọng là cần nhận thức điều đó để sửa chữa.
b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó.
Phương pháp giải:
Chọn một nội dung em thích để chuẩn bị trước bài nói.
Lời giải chi tiết:
Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Quan trọng là cần nhận thức điều đó để sửa chữa. Vậy thì thói quen xấu là gì và thói quen tốt là gì? Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu khỏi cuộc sống, xã hội. Biểu hiện của thói quen tốt ở việc chúng ta biết ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý. Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỷ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan. Ngược lại, người có thói quen xấu thường xuyên ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tùy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,… Để rèn luyện được thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lý, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, rèn luyện cho bản thân những đức tính, thói quen tốt đẹp, tránh xa những điều xấu để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.