Mình đã cảnh báo các bạn đừng nhấp chuột rồi nhé...
Mặc dù tiêu đề đã rất rõ là 'đừng nhấp chuột vào đây' nhưng bạn vẫn không nghe, cứ bỏ mặc và nhấp chuột vào! Đừng sợ bởi cũng sẽ có rất nhiều người khác hành xử giống bạn và nếu không nhấp chuột vào sẽ có cảm giác rất khó chịu. Ơ hay, vậy hiện tượng này gọi là gì? Thật ra các bạn vừa trải qua một trong những thủ thuật dẫn dắt kinh điển, một phương tiện để thuyết phục cú nhấp chuột vô giá của bạn gọi là 'chiến thuật phản tuân thủ' hoặc thường gọi là tâm lý học nghịch đảo. Thú vị chưa, nhưng khoan đã, đừng đọc tiếp nữa.
Đừng đọc tiếp!
Tâm lý học nghịch đảo (Reverse psychology) xảy ra khi bạn bắt một người nào đó làm một việc hoặc có một suy nghĩ cụ thể nào đó mà bạn muốn bằng cách đưa ra gợi ý trái ngược với với mục đích đó. Thí dụ như mình muốn các bạn làm hành động A, mình sẽ bảo rằng các bạn Đừng làm A. Chiến thuật này có hiệu quả dựa trên nguyên tắc rằng chúng ta không muốn được dạy bảo để làm một việc gì đó.
Mặc dù tiêu đề đã rất rõ là 'đừng nhấp chuột vào đây' nhưng bạn vẫn không nghe, cứ bỏ mặc và nhấp chuột vào! Đừng sợ bởi cũng sẽ có rất nhiều người khác hành xử giống bạn và nếu không nhấp chuột vào sẽ có cảm giác rất khó chịu. Ơ hay, vậy hiện tượng này gọi là gì? Thật ra các bạn vừa trải qua một trong những thủ thuật dẫn dắt kinh điển, một phương tiện để thuyết phục cú nhấp chuột vô giá của bạn gọi là 'chiến thuật phản tuân thủ' hoặc thường gọi là tâm lý học nghịch đảo. Thú vị chưa, nhưng khoan đã, đừng đọc tiếp nữa.
Tâm lý học nghịch đảo (Reverse psychology) xảy ra khi bạn bắt một người nào đó làm một việc hoặc có một suy nghĩ cụ thể nào đó mà bạn muốn bằng cách đưa ra gợi ý trái ngược với với mục đích đó. Thí dụ như mình muốn các bạn làm hành động A, mình sẽ bảo rằng các bạn Đừng làm A. Chiến thuật này có hiệu quả dựa trên nguyên tắc rằng chúng ta không muốn được dạy bảo để làm một việc gì đó.
Theo nhà tâm lý học Paul Nail tại Đại học Trung tâm Arkansas, hành vi gây rối người khác (do làm trái lại yêu cầu của họ) có thể được thực hiện với mục đích tăng cường vị thế xã hội. Một người thường xuyên cau có, gắt gỏng, vốn có vị thế thấp trong totem xã hội có thể phá vỡ sự hài hòa trong một nhóm người với hy vọng thu hút được những người khác đi theo họ. Cuối cùng, điều này có thể giúp tăng cấp bậc của họ hoặc thậm chí dẫn đến việc thay thế quyền lãnh đạo.
Dưới góc độ tâm lý học, hành vi này được thúc đẩy bằng hiện tượng gọi là 'điện kháng' (reactance) - một thuật ngữ đặt ra bởi nhà tâm lý học Jack Brehm từ những năm 1960. Điện kháng là hiện tượng mà chúng ta cảm thấy khó chịu khi sự tự do lựa chọn bị đe dọa. Điều này thường khiến chúng ta đi ngược lại với trào lưu và sẽ làm ngược lại với những gì người khác yêu cầu. Không quá ngạc nhiên, tâm lý học nghịch đảo hoạt động hiệu quả nhất đối với những người có điện kháng hay thay đổi và thường cau có, gắt gỏng.
Theo nhà tâm lý học Jeff Greenberg tại Đại học Arizona Tucson thì 'Sự tự do lựa chọn thường mang lại sự kiểm soát... cho phép người ta có thể làm những gì tốt nhất phục vụ cho bản thân họ.' Việc từ bỏ quyền kiểm soát và không đứng lên cho quyền lợi cá nhân đôi khi là có hại, do đó xu hướng hình thành 'điện kháng' ở con người có thể là một sản phẩm của quá trình tiến hóa nhằm đảm bảo an toàn cho họ.
Đừng đọc phần dưới đây!😄Làm thế nào để thực hiện đúng cách?
Khi thực hiện chiến thuật tâm lý học nghịch đảo, cần tránh việc đưa ra các chỉ thị không cần thiết hoặc quá cứng nhắc. Năm 1976, hai nhà tâm lý học James W. Pennebaker và Deborah Yates Sanders đã tiến hành một thí nghiệm tương tự như cách mà tôi đặt tiêu đề cho bài viết này. Cụ thể, nhóm đã đặt hai tấm bảng trên tường trong nhà vệ sinh của khuôn viên trường, một tấm ghi là 'đừng viết lên tường dưới bất kỳ hình thức nào' và tấm còn lại ghi 'xin vui lòng không viết lên những bức tường này'. Hai tuần sau, tường có chứa từ 'dưới bất kỳ hình thức nào' xuất hiện nhiều hơn so với phần tường còn lại.