Quốc lộ 14 | |
---|---|
Một phần của Đường Hồ Chí Minh | |
Quốc lộ 14 | |
Thông tin tuyến đường | |
Loại | Quốc lộ |
Chiều dài | 980 km |
Tồn tại | Từ 1959 - nay |
Một phần của | và |
Các điểm giao cắt chính | |
Đầu Bắc | tại Đakrông, Quảng Trị |
tại Sơn Thủy, A Lưới, Thừa Thiên Huế tại Prao, Đông Giang, Quảng Nam | |
Đầu Nam | tại Hưng Long, Chơn Thành, Bình Phước |
Vị trí đi qua | |
Tỉnh / Thành phố | Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước |
Hệ thống đường | |
| |
Quốc lộ
← → |
Đường quốc lộ 14 dài 980 km, là mạch máu giao thông chính kết nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và với Bắc Trung Bộ cùng Đông Nam Bộ. Quốc lộ 14 đi qua 8 tỉnh, gần như bao phủ toàn bộ Tây Nguyên, ngoại trừ Lâm Đồng. Đây là con đường quốc lộ đa địa hình nhất tại Việt Nam.
Điểm bắt đầu (km 0) tại cầu Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nơi giao nhau với quốc lộ 9. Trong chiến tranh chống Mỹ, đoạn sông Đakrông là điểm vượt bí mật trên tuyến đường mòn Trường Sơn – Hồ Chí Minh với ba bến vượt: Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xóm Rò. Sau ngày thống nhất đất nước, nhờ sự giúp đỡ của Cuba, một cầu treo dài 100m, rộng 6m đã thay thế cầu sắt. Khi xây dựng đường Hồ Chí Minh, cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và xây dựng, được khánh thành vào ngày 15 tháng 9 năm 2000, thay thế cầu dây võng cũ bị sập. Cầu mới do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT thiết kế và Tổng công ty xây dựng 4 của BGTVT thi công với thiết bị của hãng OVM.
Điểm kết thúc (km 980 + 000) tại nơi giao nhau với quốc lộ 13 ở thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Đây là quốc lộ dài thứ hai tại Việt Nam, sau Quốc lộ 1. Quốc lộ 14 cũng là một phần của Đường Hồ Chí Minh.
Con đường này có nhiều kỳ tích trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Ngày xưa, nhiều đoạn trùng với đường thượng đạo, và trong chiến tranh Việt Nam, đây là tuyến đường hành quân và vận chuyển vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Bắc vào Nam, chứa đựng nhiều địa danh lịch sử và văn hóa.
Quốc lộ 14 đi qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.
- Lộ trình: Cầu Đakrông (huyện Đakrông, Quảng Trị) – thị trấn A Lưới (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) – thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) – thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) – thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) – thành phố Kon Tum, Kon Tum – Pleiku, Gia Lai – huyện Ea H'leo, Đắk Lắk – huyện Krông Búk, Đắk Lắk – thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk – huyện Cư M'gar, Đắk Lắk – thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk – huyện Cư Jút, Đắk Nông – huyện Đắk Mil, Đắk Nông – huyện Đắk Song, Đắk Nông – thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông – huyện Đắk R'lấp, Đắk Nông – huyện Bù Đăng, Bình Phước – thành phố Đồng Xoài, Bình Phước – thị xã Chơn Thành, Bình Phước – giao với Quốc lộ 13.
- Đường Hồ Chí Minh (QL14) qua Tây Nguyên và Bình Phước được nâng cấp, mở rộng từ Tân Cảnh (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước) với tổng chiều dài 553 km, gồm 6 dự án trái phiếu Chính phủ và 5 dự án BOT. Điển hình về tiến độ là gói thầu của Liên danh Toàn Mỹ 14 – Băng Dương (TP.HCM) đầu tư theo hình thức BOT đoạn qua Đắk Nông.
Hệ thống đường cao tốc và quốc lộ Việt Nam | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đường cao tốc |
| |||||||||||
Quốc lộ |
| |||||||||||
Cao tốc Quốc lộ * Hình ảnh |