Đường Tam Tạng | |
---|---|
Mô tả Đường Tam Tạng | |
Xuất hiện lần đầu |
|
Sáng tạo bởi | Ngô Thừa Ân |
Dựa trên | Huyền Trang |
Thông tin | |
Bí danh | Tam Tạng Kinh Đường Tăng |
Giống loài | Con người |
Giới tính | Nam |
Nghề nghiệp | Tì-kheo |
Liên kết | Tăng đoàn |
Tôn giáo\Tín ngưỡng | Phật giáo |
Nguồn gốc | Nhà Đường |
Quốc tịch | Đại Đường (Trung Quốc) |
Đường Tam Tạng | |||
Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký, Đường Tam Trang ở thứ hai từ trái sang, cưỡi trên Vũ long. Trang trí bằng sơn trong Hành lang dài tại Cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh, Trung Quốc | |||
Tên tiếng Trung | |||
---|---|---|---|
Tiếng Trung | 唐三藏 | ||
| |||
Tam Tạng | |||
Tiếng Trung | 玄奘 | ||
| |||
Tam Tạng Kinh | |||
Phồn thể | 三藏經 | ||
Giản thể | 三藏经 | ||
| |||
Đường Tăng | |||
Tiếng Trung | 唐僧 | ||
Nghĩa đen | Tang Monk | ||
| |||
Tên tiếng Nhật | |||
Kanji | 玄奘三蔵 | ||
|
Đường Tăng, hay còn được gọi là Đường Tam Tạng (tiếng Trung: 唐三藏, bính âm: Táng sānzàng), là nhân vật trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang. Câu chuyện Tây Du Ký chủ yếu kể về cuộc hành trình đi lấy kinh của ông cùng với 4 đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh và Bạch Long Mã.
Tiểu sử
Tương tự như Tôn Ngộ Không, Đường Tăng cũng có nhiều tên gọi khác nhau:
- Giang Lưu Nhi (Đứa trẻ trôi sông): Được đặt bởi Pháp Minh thiền sư, khi Đường Tăng còn nhỏ bị mẹ thả trôi trên dòng sông.
- Chiên Đàn Công Đức Phật: Được phong làm phật sau khi lấy được kinh và tu thành chánh quả.
Câu chuyện
Đường Tam Tạng, họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.
Tới thời vua Đường Thái Tông, có ông Trần Quang Nhụy thi đỗ trạng nguyên, sau được bà Ân Ôn Kiều chọn và cưới bà Ân Ôn Kiều, trở thành con rể Ân thừa tướng, rồi mang thai Huyền Trang. Sau này, Quang Nhuỵ được nhậm chức đi xa, anh cùng vợ và mẹ lên đường nhận chức. Giữa đường, mẹ Quang Nhuỵ bị bệnh nên tạm thời gửi lại quán trọ, sau khi nhận quan sẽ quay lại đón nhưng ai dè trên đường sang sông, Quang Nhụy bị tên cướp là Lưu Hồng hạ sát, vứt xác xuống sông, giành chức lẫn cướp vợ. May sao Quang Nhụy trước kia có ơn với Long Vương nên xác được bảo quản kĩ, không thối rữa. Bà Ôn Kiều sinh Trần Huyền Trang, lo lắng con bị Lưu Hồng hại, bà cắn ngón chân con trai làm dấu, cho trôi sông cùng với bức thư. Trần Huyền Trang trôi theo dòng nước đến chùa Kim Sơn, được sư ở đây nuôi lớn, dạy dỗ và khi lên 18 thì được nói về quá khứ của mình.
Biết được quá khứ, Huyền Trang về xứ cũ tìm bà nội và chữa bệnh cho bà, tìm mẹ và nhờ ông ngoại cứu mẹ. Cha sau này khi mọi chuyện xong xuôi được hồi sinh, gia đình đoàn tụ nhưng Huyền Trang lại tiếp tục tu, bà Ôn Kiều sau uống thuốc độc tự tử, bi kịch tiếp nối bi kịch...
Tính từ khi sinh ra đến thời điểm này, Tam Tạng đã trải qua 4 kiếp nạn trong 81 kiếp nạn.
Cuộc hành trình của Huyền Trang bắt đầu sau khi vua Đường Thái Tông đã mời Huyền Trang về giảng kinh thư. Bồ Tát hóa thân đến thành Trường An thấy Huyền Trang, tặng cho Huyền Trang áo cà sa và cây tích trượng, nói rằng cách Đông Thổ 108000 dặm là Linh Sơn có 3 tạng kinh Đại Thừa Chân Kinh, có được sẽ cảm hoá được chúng sinh. Huyền Trang quyết tâm ra đi để thỉnh kinh về.
Vua khuyến khích đi, đặt tên Huyền Trang là Tam Tạng, kết nghĩa huynh đệ, tặng cho cái bát vàng, một con ngựa trắng và 2 sư đi cùng.
Tam Tạng bắt đầu cuộc hành trình
Đáng tiếc thay, vừa ra khỏi thành thì 2 người tuỳ tùng bị yêu quái giết, nhờ có Thái Bạch Kim Tinh cứu, Đường Tăng may mắn sống sót. Tam Tạng được thợ săn Lưu Bá Khâm giúp đỡ trước khi gặp đồ đệ đầu tiên là Tôn Ngộ Không. Và từ đây, ông tiếp tục trải qua hết 81 kiếp nạn cùng 4 người đệ tử của mình và lấy được chân kinh, tu thành chính quả, được phong chức Chiên Đàn Công Đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.
Hình ảnh biểu tượng
Đường Tăng là biểu tượng cho thứ đứng đầu trong Ngũ vị nhất thể, tức là Thân. Bởi vì Tam Tạng là Thân, do đó chính kiến của hắn còn phụ thuộc vào sự tranh đấu giữa Tâm (Tôn Ngộ Không) và Tình (Trư Bát Giới). Nếu ta chú ý, ta có thể thấy rằng mỗi khi gặp yêu quái biến hóa, Đường Tăng thường muốn cứu, Ngộ Không khuyên không nên cứu thì Bát Giới lại phản đối muốn cứu. Và mỗi khi nghe lời Trư Bát Giới, hắn lại bị yêu quái bắt. Điều này cũng giống như khi con người tuân theo Tình, rất dễ bị sa ngã, hay trong trường hợp này là bị yêu quái bắt. Đặc biệt có thể kể đến trường hợp Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Đường Tăng nghe theo lời xui khiến của Trư Bát Giới, đuổi Tôn Ngộ Không đi.
Tam Tạng là Thân, cũng là trung tâm của đoàn thỉnh kinh, vì vậy cũng bởi Thân có thể tiếp tục sống, hay tiếp tục tu hành cũng cần đến Tâm (Tôn Ngộ Không), Tình (Trư Bát Giới), Tính (Sa Tăng) và Ý (Bạch Long Mã). Thân phải có đủ 4 yếu tố này, mới có thể đến được Linh Sơn để tu thành chính quả.
Đánh giá
Đường Tam Tạng, mặc dù lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, nhưng tính cách của nhân vật trong truyện lại hoàn toàn do tác giả sáng tạo. Điều này gây ra tranh cãi vì cho rằng nó xúc phạm đến Trần Huyền Trang. Tổng thể có thể thấy, Tam Tạng từ nhỏ đã từ bỏ những thú vui của thế gian, là một con người có học thức, nhân hậu và hiền lành, có tình thương cảm với những người xung quanh, đặc biệt là những người gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhân vật này cũng có mặt yếu đuối, có phần nhu nhược, chính kiến dễ bị lung lay. Nhiều lúc nhân vật này gây khó hiểu, hắn luôn theo tư tưởng không sát sinh, nhưng khi Ngộ Không giết con hổ, giết yêu quái thì không nói gì, thậm chí trong hồi 46, khi Tôn Ngộ Không nhảy ra khỏi vạc dầu đã giết chết thái thú quan giám sát của nước Xa Trì, nhưng sau đó Đường Tăng dù biết cũng không trách móc Ngộ Không. Điều này thực sự đáng ngạc nhiên.