Quan Âm Bồ Tát đã chỉ dạy Đường Tăng phương pháp niệm vòng kim cô để có thể kiểm soát Tôn Ngộ Không. Vậy, bạn đã từng tò mò về nội dung niệm vòng kim cô của Đường Tăng chưa?
Chắc chắn không còn ai xa lạ với tiểu thuyết 'Tây du ký', một trong 'Tứ đại danh tác' của văn học Trung Hoa cổ điển, cuốn tiểu thuyết này là tinh hoa tri thức của những nhà cổ nhân, kể về hành trình sang Tây Thiên lấy kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, trải qua chín chín tám mốt kiếp nạn, 4 thầy trò cuối cùng cũng thành công, thông suốt câu chuyện là tinh thần chỉ trích điều xấu, tôn vinh điều lành, ở hiền gặp lành.
Trong câu chuyện, Tôn Ngộ Không có lẽ là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất, Tôn đại thánh nổi loạn, dũng cảm, có chủ kiến, tiêu diệt yêu ma, quỷ quái, võ công vượt trội.
Tất nhiên, khi nổi loạn thì phải có điều gì đó để kiềm chế lại, đối với Tôn Ngộ Không thì đó là chiếc vòng kim cô đội trên đầu.
Đường Tăng trong kiếp trước dù là Kiêm Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, nhưng kiếp này lại chỉ là một con người thường dân, làm thế nào có thể làm đối thủ của Tôn Ngộ Không, đừng nói đến việc quản lý con khỉ này.
Chính vì điều này mà Quan Âm Bồ Tát đã dạy cho Đường Tăng phương pháp niệm vòng kim cô để kiểm soát được Tôn Ngộ Không. Vậy, bạn đã từng tò mò về nội dung niệm vòng kim cô của Đường Tăng chưa?

Thực ra, nội dung rất đơn giản, chỉ gồm 6 chữ, '唵(weng),嘛(mā),呢(nī),叭(bēi),咪(mēi),吽( hōng)'.
6 chữ này có nguồn gốc từ tiếng Phạn, là thần chú của Quan Thế Âm, chứa đựng tinh túy của 84.000 phương pháp mà Đức Phật dạy ra.
6 chữ này dịch ra tiếng Trung chỉ gồm 4 chữ rất dễ hiểu: thanh tịnh trí tâm (để tâm trí và tâm hồn thanh tịnh)
Tôn Ngộ Không trước khi đến Tây Thiên lấy kinh chỉ là một con khỉ đá mới ra khỏi núi, không hiểu gì về thiện ác, chỉ biết thỏa mãn bản thân là được.
Tất nhiên, hành vi như vậy sẽ gây họa. Sau đó, như ai cũng biết, Tôn Ngộ Không vì gây rối ở Thiên cung đã bị Như Lai Phật Tổ giam cầm ở Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm.

Mặc dù niệm chú dường như phức tạp và khó đoán, nhưng thực ra lại vô cùng đơn giản, người ta cuối cùng cũng hiểu rằng không nên hành động quá tự tin, quá kiêu ngạo như Tôn Ngộ
Không vậy, khi gặp phải vấn đề, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, làm dịu lòng, tự nhiên sẽ tìm ra lối giải thoát êm đẹp, không gây tổn thương cho bất kỳ ai hay bất kỳ việc gì.
Theo Trí Thức Trẻ