Theo thông tin, thời điểm tên lửa hạng nặng hạ cánh lên Sao Hỏa đã rất gần. Thời điểm cụ thể sẽ phụ thuộc vào chu kỳ gần nhau của Trái Đất và Sao Hỏa, xảy ra mỗi 26 tháng, để thuận lợi cho việc chuyển tiếp quỹ đạo của tàu không gian.
Ông cũng cho biết: “Từ năm 2030 trở đi, tần suất các sứ mệnh sẽ tăng nhanh, với mục tiêu xây dựng một thành phố tự cung tự cấp trong vòng 20 năm. Trở thành một giống loài đa hành tinh sẽ mở rộng tầm nhìn của nhân loại, vì chúng ta sẽ không còn dồn hết sự sống và hoạt động trao đổi chất lên một hành tinh duy nhất.”
Trong bài đăng ngay trước đó, Musk giải thích rằng chi phí quá cao để vận chuyển mỗi tấn hàng hóa lên Sao Hỏa là một rào cản lớn. Ông cho biết chi phí hiện tại để phóng 1 tấn hàng lên Sao Hỏa khoảng 1 tỷ USD, trong khi để xây dựng một thành phố tự cung tự cấp, chi phí cần phải giảm xuống còn 100.000 USD/tấn. Do đó, công nghệ cần phải được cải tiến gấp 10.000 lần.
Vì vậy, chi phí chỉ là phần nổi, vấn đề chính nằm ở sự hạn chế về công nghệ. Khi công nghệ được nâng cao, chi phí sẽ giảm theo. Trong bài đăng này, Musk cũng chia sẻ một bài viết khác về sức khỏe con người, ngụ ý rằng sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các sứ mệnh liên hành tinh.
Starship trong lần phóng thử nghiệm thứ 4.
Siêu tên lửa Starship bao gồm hai phần: tầng dưới là tên lửa đẩy Super Heavy và tầng trên là tàu vũ trụ Starship. Đây là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từ trước đến nay, với tổng chiều cao đạt 122 mét. Hiện tại, Starship chưa được đưa vào hoạt động chính thức và chỉ mới thực hiện 4 vụ phóng thử nghiệm. Dự kiến, lần phóng thử nghiệm thứ 5 sẽ diễn ra trong thời gian sớm tới.
Mỗi lần phóng, Starship đều đạt kết quả tốt hơn, điều này tạo niềm tin vào khả năng thực hiện các sứ mệnh tới Sao Hỏa. SpaceX tin rằng sự kết hợp giữa sức mạnh và hiệu suất của Starship sẽ đưa việc thuộc địa hóa Sao Hỏa đến gần hơn với nhân loại.
Tham khảo [1], [2].