1. Văn hóa giao thông là gì?
- Văn hóa: Là nền tảng của một xã hội văn minh, phản ánh trình độ phát triển của con người và xã hội thông qua các kiểu và hình thức tổ chức cuộc sống, hành động, cùng giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra.
- Văn hóa giao thông: Là ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, tức là trình độ phát triển của con người trong lĩnh vực giao thông, thể hiện qua các hành động di chuyển. Văn hóa giao thông là phần của văn hóa công cộng, bao gồm cách ứng xử, tuân thủ quy định pháp luật về giao thông, và chuẩn mực đạo đức trong tham gia giao thông, đảm bảo an toàn tài sản, an toàn công cộng, và trật tự xã hội.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, văn hóa giao thông được thể hiện qua hành vi tuân thủ pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực xã hội về lẽ phải, cái đẹp và cái thiện trong tham gia giao thông. Việc xây dựng văn hóa giao thông nhằm hình thành thói quen cư xử văn minh, tuân thủ pháp luật, và coi việc tự giác chấp hành quy định về an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và dấu hiệu của sự văn minh hiện đại. Ủy ban cũng đưa ra ba tiêu chí của văn hóa giao thông: đầu tiên là nhận thức và hành động, hiểu biết và tự giác tuân thủ pháp luật; thứ hai là trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, thể hiện sự tôn trọng và giúp đỡ người khác; thứ ba là thái độ ứng xử văn minh khi xảy ra va chạm giao thông và tuân thủ pháp luật.
2. Tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa giao thông
Tầm quan trọng: Việc xây dựng văn hóa giao thông không chỉ giúp giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trong bối cảnh hạ tầng giao thông còn hạn chế, đặc biệt ở các đô thị lớn và quốc lộ, mà còn tạo nền tảng cho một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh và an toàn. Điều này mang lại một môi trường giao thông an toàn, nhân ái và thân thiện cho tất cả mọi người.
Để xây dựng văn hóa giao thông, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người thực thi công vụ, việc chấp hành pháp luật và có hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông là rất quan trọng. Bạn nên bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường và làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; và ứng xử lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông. Những hành động này sẽ góp phần vào việc xây dựng văn hóa giao thông tốt đẹp.
3. Em đã và sẽ làm gì để nâng cao ý thức văn hóa giao thông?
Để nâng cao ý thức văn hóa giao thông của các bạn học sinh trong trường, trước tiên em phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông. Em nên tham gia vào các hoạt động sau đây:
STT | NỘI DUNG |
1 | Em sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm và các bạn cán sự lớp tham gia tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa. |
2 | Thường xuyên đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền vf gio dục về văn hóa giao thông trên cáctrang mạng xã hội cá nhân. |
3 | Khi có tháng an toàn giao thông, em sẽ phát động và cùng các bạn tham gia thi đua tháng an toàn giao thông giữa các tổ trong lớp. |
4 | Em sẽ lên án, phê phán những thành phần không chấp hành đúng luật an toàn giao thông, cố tình vi phạm luật giao thông. |
5 | Lên án, ngăn chặn những hành vi gây tai nạn giao thông |
6 | Bản thân sẽ không vận chuyển, chở những hàng hóa cồng kềnh gây nguy hiểm đến những người khác khi tham gia giao thông |
7 | Bản thân sẽ không điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi điều khiển, se điều khiển xe có phân khối dưới 50cc khi chưa đủ tuổi |
8 | Học hỏi thêm được nhiều bài học mới, bổ ích cho bản thân và những người khác |
9 | Tránh sử dụng những chất kích thích gây mất tỉnh táo khi tham gia giao thông như: rượu bia, các chất có nồng độ cồn mạnh |
10 | TÌm hiểu về một số kỹ năng thiết thực khi tham gia giao thông |
11 | Sau một thời gian thực hiện các việc nêu trên em thấy các bạn trong lớp có phần thay đổi nhiều về ý thức tham gia an toàn giao thông. Trong đó, biện pháp tổ chức các buổi thảo luận và các hội thi về an toàn giao thông được các bạn hưởng ứng rất tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt, ngoại khóa đó chúng em có thể cùng nhau trao đổi, bàn luận về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cũng như được phổ biến thêm nhiều kiến thức về luật giao thông. |
4. Các biện pháp nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông cho học sinh trong trường
Theo ý kiến của em, việc nâng cao ý thức văn hóa giao thông cho học sinh cần chú trọng xây dựng văn hóa giao thông học đường. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng để thực hiện điều này:
- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông để học sinh hiểu rõ hơn về luật giao thông đường bộ.
- Tổ chức các buổi tọa đàm và hỏi đáp về an toàn giao thông từ góc nhìn của người trẻ, cùng với các tiểu phẩm và tình huống giao thông để giáo dục về văn hóa giao thông.
- Phê phán các hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông và thành lập các đội thanh niên xung kích để phân luồng giao thông, tránh tụ tập và ùn tắc.
- Trong các chương trình chính khóa, giờ học ngoại khóa, giờ chào cờ và buổi sinh hoạt lớp, cần lồng ghép nội dung giáo dục về an toàn giao thông để trang bị kỹ năng và kiến thức cho học sinh.
- Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh để quản lý chặt chẽ việc tham gia giao thông của học sinh, không để học sinh điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe và nhắc nhở việc tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.
- Tuyên truyền và rèn luyện nếp sống văn hóa trong giao thông: Không uống rượu bia khi tham gia giao thông, không phóng nhanh, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện thiếu giấy tờ và không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
- Sử dụng tài liệu hoặc nguồn thông tin trực tuyến để cung cấp kiến thức về luật giao thông cho học sinh.