Emotional salary là gì? Chọn công việc vì 'niềm vui' hay 'vì tiền'? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Emotional salary hay lương cảm xúc là một loại phúc lợi phi tài chính của nhân viên nhận được tại nơi làm việc, với một số người mức lương này còn quan trọng hơn cả tiền mặt.
Emotional salary được hình thành dựa trên ý tưởng nhận thức và đánh giá tầm quan trọng của cảm xúc, cũng như nhu cầu của nhân viên, đồng thời mang lại những lợi ích vô hình giúp tạo ra sự hạnh phúc và động lực trong công việc.
Cuối cùng, đó là việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực thúc đẩy lòng trung thành, cam kết và hiệu suất của nhân viên.
Dưới góc nhìn này, emotional salary có thể được áp dụng để phát triển các chính sách nhằm tạo ra một môi trường làm việc tích cực, bao gồm việc phát triển chiến lược quản lý tài năng vượt qua lợi ích kinh tế và cân nhắc cảm xúc và nhu cầu cá nhân của nhân viên. Một số ví dụ về lương cảm xúc có thể là các chương trình, workshop học tập, đào tạo, vv.
Một số loại lương cảm xúc phổ biến có thể kể đến như:
- Ngày làm việc linh hoạt: Việc cân bằng cuộc sống và công việc ngày càng trở nên quan trọng, bởi vậy, nhiều công ty cho phép các nhân viên của mình tự chủ hơn trong việc quản lý thời gian cá nhân.
- Phụ cấp: Đó có thể là phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, phụ cấp thể thao, vv.
- Kế hoạch đào tạo và phát triển nghề nghiệp: Một ưu đãi emotional salary khác là cơ hội học tập và phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn.
- Chăm sóc sức khỏe: Nó có thể bao gồm các buổi chia sẻ về cách chăm sóc sức khỏe, đợt khám sức khỏe định kỳ, vv.
- Môi trường làm việc thân thiện: Điều này giúp các nhân làm việc trong một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ nâng cao năng suất lao động cũng như duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần ổn định.
Emotional salary đem lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
- Đối với người lao động: Họ được làm việc trong một môi trường làm việc tích cực và thân thiện, giúp duy trì sức khỏe tinh thần ổn định.
- Đối với người sử dụng lao động:
- Nâng cao giá trị tuyển dụng
- Tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự
- Thúc đẩy năng suất lao động
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên đóng góp và phát huy tối đa năng lực.
Theo báo cáo Nghiên cứu Thương hiệu nhà tuyển dụng của Randstad, 96% người tham gia khảo sát cho biết cảm thấy hài lòng với các giá trị của công ty là yếu tố quan trọng. Hơn nữa, khoảng 50% người tham gia cho biết họ sẽ không làm việc tại một doanh nghiệp có danh tiếng xấu, ngay cả khi lương cao.
Bạn muốn đi làm với mức lương 5 triệu mà vui vẻ hay mức lương 6 triệu nhưng luôn căng thẳng? Có lẽ nhiều người sẽ chọn mức lương thấp nhưng môi trường làm việc tích cực. Tuy nhiên, cũng có người chọn lựa mức lương cao hơn. Thực tế, việc chọn giữa hai sự lựa chọn cũng là một sự đánh đổi mà bạn cần phải quyết định.
“Lương cảm xúc” và “lương tiền mặt” đều quan trọng trong công việc. Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào, hiệu suất công việc sẽ bị suy giảm và sự cam kết của nhân viên không thể duy trì lâu dài.
Tỷ lệ giữa “lương cảm xúc” và “lương tiền mặt” có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể. Để chọn lựa phù hợp, bạn cần xem xét dựa trên ưu tiên cá nhân của mình.