Nguyên tắc 7 chữ C giúp giao tiếp thành công và hiệu quả được phân tích kỹ trong bài viết Ứng dụng nguyên tắc 7C trong giao tiếp tiếng Anh và hoạt động thuyết trình nhóm. Do đó, bài viết này tập trung đi sâu vào phân tích định nghĩa Concreteness (tính cụ thể) và Conciseness (tính súc tích). Đồng thời, bài viết sẽ hướng dẫn người đọc cách áp dụng tính cụ thể vào phần thi IELTS Speaking, giúp người học cải thiện điểm số cho bài thi IELTS Speaking.
Concreteness (tính cụ thể)
What is Concreteness?
Theo định nghĩa trên Wikipedia, concreteness là “an aspect of communication that means being specific, definite, and vivid rather than vague and general” (tính cụ thể là một khía cạnh của giao tiếp mang ý nghĩa là cụ thể, rõ ràng và sống động thay vì mơ hồ và chung chung).
Tức là, khi giao tiếp, cho dù diễn đạt ở dưới bất kỳ hình thức nào ví dụ như văn nói hay văn viết, người đưa ra thông tin cần đảm bảo tính cụ thể, và rõ ràng của thông điệp, để từ đó tạo ra sự hiệu quả trong giao tiếp.
Theo định nghĩa của Oxford, “concrete” là “based on facts, not on ideas or guesses” (tạm dịch là: Dựa trên sự thật, không phải ý kiến hay dự đoán). Như vậy, khi giao tiếp, thông điệp của người nói cần “using facts and figures as well as action words supports your message.”(Dùng sự thật và các con số cũng như các từ hành động để chứng minh cho thông điệp).
Qua hai định nghĩa trên, người đọc hiểu được “concreteness” là tính cụ thể trong giao tiếp giúp tạo hiệu quả trong giao tiếp ở mọi hình thức. Hơn nữa, để đạt được tính cụ thể trong giao tiếp, người truyền đạt thông tin có thể dựa vào những sự thật và con số.
The factor of 'concreteness' in conveying information
Trước khi nắm được những cách diễn đạt có tính cụ thể, người đọc cần hiểu rõ vai trò quan trọng của tính cụ thể trong việc truyền tải thông tin hiệu quả.
Thứ nhất, thông tin được diễn đạt một cách cụ thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người tiếp nhận, bởi thông tin cụ thể sẽ giúp thu hút người tiếp nhận thông tin bằng cách tạo ra hình ảnh trực quan về nội dung của thông tin trong tâm trí của họ. Do đó, thông tin cụ thể khiến người đọc hình dung ra được một bức tranh toàn diện về thông điệp mà người truyền tải thông tin muốn đưa đến. Ngoài ra, khi thông tin được diễn đạt cụ thể, việc tiếp thu thông tin cũng trở nên hiệu quả hơn vì người tiếp nhận thông tin sẽ hiểu sâu và nhớ lâu hơn nhờ vào những chi tiết, liên quan, hữu hình và chân thực.
The factor of 'concreteness' in IELTS Speaking
Ứng dụng những lợi ích tính cụ thể vào trong IELTS Speaking sẽ giúp người học cải thiện được điểm số trong kỹ năng này. Lý do đầu tiên là vì người nói sẽ tạo được ấn tượng tốt với giám khảo bởi những thông tin cụ thể trong câu trả lời khiến người nghe dễ hình dung, bị thu hút và nhớ lâu hơn. Thêm nữa, kỹ năng Speaking của kỳ thi IELTS yêu cầu thí sinh cần đưa ra câu trả lời có độ dài nhất định cho từng câu hỏi.
Tuy nhiên, những người dự thi thường lúng túng trong việc tìm ý tưởng, triển khai câu trả lời để đáp ứng yêu cầu độ dài trong phần thi. Một trong những cách khắc phục vấn đề này, đó là mở rộng câu trả lời theo chiều sâu bằng cách đưa thông tin cụ thể thay vì liệt kê thông tin theo chiều ngang. Để làm được điều đó, người học cần nắm được cách truyền đạt thông tin mang tính cụ thể – được giới thiệu ở phần dưới.
Various ways to convey specific information in IELTS Speaking
Thêm thông tin nhận dạng
Người truyền tải thông tin và người tiếp nhận thông tin không phải lúc nào cũng có chung một góc nhìn. Đặc biệt trong IELTS Speaking, các câu hỏi đều về chủ đề cá nhân, do đó rất cần thiết để kết hợp các chi tiết nhận dạng như vị trí, địa danh, tên người và thông tin theo trình tự thời gian để chia sẻ với người nghe cái nhìn cụ thể của người nói về chủ đề này.
Ví dụ, đối với câu hỏi “What is your job?” (Công việc của bạn là gì), thay vì chỉ đưa thông tin là tên nghề nghiệp, người nói có thể triển khai thêm bằng cách lựa chọn những thông tin cụ thể là các chi tiết nhận dạng như: tên công ty, vị trí nơi làm việc, và thời gian đã làm công việc trong bao lâu.
Câu trả lời minh họa: I have worked as a senior waiter at Mytour Restaurant in Ho Chi Minh City for two years.
Thêm thông tin cảm xúc
Một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là trong văn nói kể chuyện giống như phần thi IELTS Speaking, là đưa ra những thông tin dựa trên năm giác quan: thị giác, âm thanh, khứu giác, vị giác và xúc giác. Người học không bắt buộc chỉ dựa vào các tính từ cho dạng thông tin này, mà có thể kết hợp động từ, danh từ và các phần khác của lời nói cũng có thể giao tiếp các chi tiết liên quan đến giác quan.
Ví dụ đối với câu hỏi “Describe a beautiful sky you enjoyed watching” (Mô tả một bầu trời đẹp mà bạn đã được ngắm nhìn).
Người nói có thể sử dụng rất nhiều tính từ để mô tả vẻ đẹp của bầu trời, như stunning, gorgeous, và magnificent. Tuy nhiên những tính từ chỉ mang một vẻ đẹp khái quát, và chúng chưa giúp người nghe hình dung rõ cụ thể vẻ đẹp của bầu trời. Do đó, người nói có thể kết hợp thêm những thông tin biểu đạt cảm xúc để mô tả bầu trời, bằng cách sử dụng các loại từ khác nhau như danh từ, và động từ.
Câu trả lời minh họa: The sunset glowed with orange light. Watching the falling sunset threw into me a peaceful relief. (Hoàng hôn rực rỡ với ánh cam. Ngắm nhìn mặt trời lặn cho tôi cảm giác thư giãn bình yên).
Người nói chọn một thời điểm cụ thể của mặt trời là “sunset” (hoàng hôn). Thêm vào đó, người nói đưa ra thông tin cụ thể bằng thị giác là màu sắc của hoàng hôn, và cảm xúc mà những màu sắc đó mang lại bằng cả động từ, danh từ và tính từ.
Thêm sự so sánh
Người nói có thể khiến người nghe dễ hình dung câu trả lời của mình hơn bằng cách sử dụng phương pháp so sánh. Bởi những thông tin trong câu trả lời của người nói thường mang tính cá nhân, điều mà người nghe không quen thuộc với. Do đó, khi sử dụng phương pháp so sánh với những vật chung hoặc những thứ phổ biến, người nói giúp người nghe dễ hiểu hơn đối với người nghe.
Ví dụ đối với câu hỏi “Describe a modern building” (Mô tả một tòa nhà hiện đại)
Người nói thường lựa chọn một trong những tòa nhà cao tầng để mô tả, và câu trả lời phổ biến thường là “The Landmark is a very tall building.” Tuy nhiên, người nói có thể cụ thể hóa thông tin này bằng cách thêm thông tin nhận dạng là cao bao nhiêu tầng, kết hợp với sự so sánh là tòa nhà cao nhất ở Việt Nam.
Câu trả lời minh họa: The Landmark is a high-rise building, with around 81 floors, making it one of the highest buildings in Vietnam. (Landmark là một tòa nhà cao tầng, với 81 tầng lầu, khiến nó trở thành một trong những tòa nhà cao nhất Việt Nam.)
Thêm ví dụ:
Thông điệp hiệu quả chứa các chi tiết cụ thể rõ ràng cho cả người gửi và người nhận. Thể hiện mối quan tâm đối với người nhận bằng cách cung cấp các chi tiết cụ thể, chẳng hạn như những ví dụ, câu chuyện dùng để diễn giải thông tin vừa đưa ra.
Ví dụ đối với câu hỏi “Describe a family member that you admire” (Mô tả một thành viên trong gia đình mà bạn ngưỡng mộ)
Người nói thường đưa ra những tính cách tốt của thành viên trong gia đình bằng liệt kê nhiều tính từ như helpful (tốt bụng), humorous (hài hước), clam (điềm tĩnh), và intelligent (thông minh). Điều này khiến bài nói thiếu chiều sâu, để minh họa cụ thể cho những đức tính trên, người nói có thể chèn thêm những câu chuyện ví dụ cho mỗi đặc điểm tính cách như sau:
My mother is such a helpful person. She is always willing to bend over backwards to help other people.
My dad has a great sense of humor. He always loves telling jokes to make people laugh.
My sister never loses her temper. She is also really understanding and I feel like I can open my heart to her.
My brother is the wisest man I’ve ever seen. His advice truly broadens my horizons.
(Mẹ tôi là một người hữu ích. Cô luôn sẵn sàng cúi người về phía sau để giúp đỡ người khác.
Bố tôi có khiếu hài hước. Ông ấy thích kể chuyện hài để làm mọi người vui vẻ.
Em gái tôi không bao giờ mất bình tĩnh. Cô ấy cũng thật sự thông cảm và tôi cảm thấy có thể chia sẻ hơn với cô ấy.
Anh trai tôi là người đàn ông thông minh nhất mà tôi từng biết đến. Lời khuyên của anh ấy thực sự mở mang tầm nhìn của tôi.