Excalibur là thanh kiếm huyền thoại của Vua Arthur, đôi khi được cho là mang sức mạnh bí ẩn bên trong và tượng trưng cho quyền lực hợp pháp đối với Vương quốc Anh. Đôi khi Excalibur và Thanh gươm trong đá (biểu trưng của dòng dõi Vua Arthur) được cho là một, nhưng hầu hết các phiên bản khác xác nhận chúng khác nhau. Thanh kiếm này đã liên quan đến huyền thoại vua Arthur từ rất sớm. Trong tiếng Wales, thanh kiếm còn được gọi là Caledfwlch.
Nguồn gốc của cái tên
Cái tên Excalibur bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ Excalibor, từ Caliburn trong các ghi chép của Geoffrey xứ Monmouth (kh. 1140) (Tiếng Latin Caliburnus). Cũng có một số biến thể khác như Escalibor và Excaliber (được Howard Pyle sử dụng trong sách của mình sau này). Một giả thuyết khác là từ Caliburn[us] xuất phát từ Caledfwlch, tên gốc trong tiếng Welsh của thanh kiếm, được đề cập đầu tiên trong tập truyện Mabinogion. Có thể có cùng nguồn gốc với Caladbolg (nghĩa là 'hard-belly', hay 'voracious', tạm dịch: Tham ăn), một thanh kiếm huyền thoại khác của Ireland. Một số học giả khác (đặc biệt là trong cuốn Tân từ điển bách khoa toàn thư về Vua Arthur, 1995) cho rằng 'Caliburnus' thực chất là từ Latinh chalybs (thép), xuất phát từ Chalybes, tên một bộ tộc rèn sắt xứ Anatolia. Điều này đã được sử gia Valerio Massimo Manfredi lưu ý và sử dụng trong tiểu thuyết của ông The Last Legion (2002: bản dịch tiếng Anh sử dụng từ Calibian thay cho Chalybian). Theo Brewer's Dictionary of Phrase and Fable (Từ điển về Thành ngữ và Truyện ngụ ngôn của Ebenezer Cobham Brewer), Excalibur có nguồn gốc từ thành ngữ Latin Ex calce liberatus, nghĩa là 'giải phóng từ phiến đá'. Trong Le Morte d'Arthur (Cái chết của Vua Arthur) của Thomas Malory, Excalibur được hiểu là 'thanh kiếm cắt thép', và do đó đã được một số tác giả sau dịch là 'thanh kiếm cắt thép'.
Excalibur và Thanh kiếm trong đá
Theo tài liệu còn sót lại về vua Arthur, có hai truyền thuyết riêng biệt về nguồn gốc của thanh kiếm. Truyền thuyết đầu tiên là về 'Thanh kiếm trong đá', xuất hiện đầu tiên trong bài thơ
Khi sắp chết, Arthur yêu cầu Sir Bedivere (hoặc Sir Griflet trong một số phiên bản) ném lại Excalibur xuống hồ. Bedivere thực hiện theo lời nhưng không đành lòng vứt đi thanh kiếm quý giá. Hai lần ông giả vờ làm theo lời vua. Mỗi lần, Arthur hỏi ông rằng đã bỏ thanh kiếm đi như thế nào. Khi Bedivere nói rằng thanh kiếm chỉ đơn giản là đã chìm xuống hồ, Arthur nổi giận với Bedivere. Cuối cùng, Bedivere buộc phải ném Excalibur xuống hồ. Trước khi chạm mặt nước, một cánh tay nổi lên, nhận thanh kiếm và kéo nó xuống hồ. Xác Arthur được đặt lên một chiếc thuyền cùng ba nữ hoàng đi đến đảo Avalon, nơi truyền thuyết cho biết rằng, một ngày không xa, ông sẽ trở lại để giải cứu nước Anh khỏi mọi nguy cơ.
Malory tái hiện lại cả hai truyền thuyết này trong tác phẩm Le Morte d'Arthur, và gọi cả hai thanh kiếm đều là Excalibur (điều này khiến cho người đọc dễ bị nhầm lẫn và khó phân biệt giữa hai thanh kiếm). Bộ phim Excalibur đã cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách tập trung vào kịch bản chỉ có một thanh kiếm mà Arthur thừa kế và sau khi bị gãy, nó được sửa chữa bởi Tiên nữ của Hồ nước.
Lịch sử
Caledfwlch
Trong Thần thoại xứ Wales, thanh kiếm được gọi là Caledfwlch. Trong truyện Culhwch và Olwen, đây là một trong những đồ vật quý giá nhất của Arthur, được Llenlleawg người Ireland - một chiến binh của Arthur - dùng để tiêu diệt vua Diwrnach của Ireland và chiếm lấy cái vạc ma thuật của ông ta. Caledfwlch sau này được cho là phiên âm của thanh kiếm Caladbolg trong Thần thoại Ireland, thanh kiếm sấm sét của vua Fergus mac Roich. Caladbolg nổi tiếng với sức mạnh vượt trội và đã được nhiều anh hùng Ireland sử dụng.
Mặc dù không phải là Caledfwlch, thanh kiếm của vua Arthur cũng được miêu tả trong Giấc mơ của Rhonabwy, một trong những câu chuyện cổ tích liên quan đến tập truyện Mabinogion:
Khi Cadwr bá tước xứ Cornwall được triệu tập, mọi người nhìn thấy ông với thanh kiếm của Arthur trong tay, có một cặp rắn khắc trên chuôi kiếm màu vàng; khi thanh kiếm được rút ra, cặp rắn trên chuôi kiếm dường như phun ra lửa, tạo nên một cảnh tượng đáng sợ khiến ai cũng sửng sốt. Sau khi mọi chuyện trở nên yên tĩnh và những cơn rung chuyển dịu đi, bá tước quay về lều của mình. Trích từ The Mabinogion bản tiếng Anh, dịch bởi Jeffrey Gantz.
Từ Caliburn đến Excalibur
Sách History of the Kings of Britain (Lịch sử về những Vị Vua của nước Anh) của tác giả Geoffrey xứ Monmouth là tư liệu đầu tiên không phải bằng tiếng Welsh đề cập đến thanh kiếm. Geoffrey cho rằng thanh kiếm được rèn tại Avalon và Latin hóa cái tên 'Caledfwlch' thành Caliburn hay Caliburnus. Khi tầm ảnh hưởng của các tác phẩm dã sử của Geoffrey lan rộng khắp Châu Âu, tên thanh kiếm dần được chuyển đổi thành Excalibur bởi các tác giả châu Âu sau này. Huyền thoại này được mở rộng trong tập sách Vulgate Cycle (c. 1230–1250), hay còn gọi là Lancelot-Grail Cycle, và trong Post-Vulgate Cycle, một phiên bản mở rộng của Vulgate Cycle. Cả hai tác phẩm này đều bao gồm bài thơ Prose Merlin, nhưng tác giả của Post-Vulgate bỏ qua đoạn Merlin Continuation trong bài thơ, thay vào đó thêm vào những chi tiết hoàn toàn mới về giai đoạn đầu của Vua Arthur, bao gồm cả nguồn gốc mới của thanh kiếm Excalibur.
Các thông tin khác
Câu chuyện về Thanh gươm trong đá có một phiên bản khác tương tự trong truyền thuyết về Sigmund trong thần thoại Bắc Âu, người đã rút thanh kiếm của Odin ra khỏi thân cây.
Thú vị hơn, trong các tác phẩm ở nước Pháp như truyện Perceval, the Story of the Grail của Chrétien de Troyes và trong tập Vulgate chương Lancelot Proper, Excalibur được sử dụng bởi Gawain, cháu trai và một trong những hiệp sĩ xuất sắc nhất của Arthur. Điều này tương phản với các phiên bản sau, khi Excalibur chỉ dành cho duy nhất nhà vua. Trong sách Alliterative Morte Arthure (khoảng năm 1400), Arthur được cho là có tới hai thanh kiếm, thanh thứ hai là Clarent, bị Modred đánh cắp và sau đó sử dụng trong cuộc chiến sinh tử cuối cùng giữa Arthur và Modred.
Ngoài ra, tại Việt Nam cũng có truyền thuyết về thanh gươm Thuận Thiên. Trong câu chuyện, vua Lê Lợi đã nhận được thanh gươm này. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà vua đã trả lại thanh gươm cho rùa thần Kim Quy, tương tự như cách Arthur trả lại Excalibur lần thứ hai.
Các thuộc tính khác
Trong nhiều phiên bản của truyền thuyết, cả hai mặt của lưỡi kiếm Excalibur đều có chữ khắc. Một mặt là 'take me up' (vung tôi lên), mặt kia là 'cast me away' (ném tôi đi) (hoặc tương tự). Điều này tiên đoán Excalibur sẽ quay về với nước gốc. Thêm vào đó, khi Excalibur được rút ra lần đầu tiên, lưỡi kiếm chiếu sáng như ba mươi ngọn đuốc, làm cho kẻ thù chói mắt. Ngay cả vỏ của Excalibur cũng có năng lực đặc biệt: người cầm nó sẽ không bị thương tử vong hay mất máu. Theo một câu chuyện khác, vết thương do vỏ kiếm gây ra không chảy máu. Sau này, Morgan le Fay đã đánh cắp vỏ kiếm và ném xuống hồ, từ đó vỏ kiếm mất tích.
Vào thế kỷ 19, nhà thơ Alfred, Lord Tennyson, đã mô tả Excalibur một cách lãng mạn trong tập thơ 'Morte d'Arthur' của ông, sau đó được biên soạn thành 'The Passing of Arthur' (Cái chết của vua Arthur), một trong các bài trong tập thơ Idylls of the King.
- Bản gốc như sau:
- Thế là anh ta rút kiếm Excalibur ra,
- Và khi anh ta rút ra, mặt trăng mùa đông
- Rạng rỡ trên những bờ váy của một đám mây dài,
- Và sáng lên sắc bén với sương giá bám trên cái cặp
- Bởi vì toàn bộ tay cầm lấp lánh với những tia kim cương,
- Hàng vạn ánh đèn topaz, và những chi tiết jacinth
- Của những món trang sức tinh xảo nhất.
Bộ phim nghiên cứu về thanh kiếm thật và viên đá thật
- Bằng Kiếm: Richard Cohen (2003)
- Arthur: Vua của người Britan (2002): bộ phim tài liệu của BBC; Richard Harris đọc lời thoại; Francis Pryor tham gia với vai trò chuyên gia về thời đại đồ đồng.
Đọc thêm
- Thanh kiếm ca hát
- Danh sách các thanh kiếm huyền thoại
- Petrosomatoglyph