Dictation (nghe chép chính tả) là một trong những phương pháp lâu đời nhất trong việc dạy ngôn ngữ. Đúng như tên gọi của nó, việc người học cần làm là nghe và chép tất cả những gì họ nghe được. Vì có lợi ích ở rất nhiều mặt khác nhau, đây là một trong những phương pháp rèn listening phổ biến nhất và hiệu quả nhất đối với các sĩ tử luyện thi IELTS. Bài viết sau sẽ phân tích kĩ phương pháp Partial Dictation và những lợi ích của nó đối với kĩ năng nghe, đặc biệt là lợi ích trực tiếp đến cách làm Listening IELTS.
Ngoài ra, bài viết cũng sẽ hướng dẫn người học làm thế nào có thể áp dụng phương pháp này để nâng cao khả năng nghe hiểu của mình trong IELTS Listening.
What is the skill of Dictation?
Definition of Dictation
Đọc chính tả là một hoạt động truyền thông tin từ người này sang người khác để ghi chép lại. Oller (1979) định nghĩa nó là một “hệ thống về mặt tâm lý học, sắp xếp thứ tự các yếu tố ngôn ngữ theo thời gian và liên quan đến ngoại cảnh theo những cách có ý nghĩa”.
Ba yếu tố liên quan đến kĩ năng này:
Bộ lọc: nó có nhiệm vụ sàng lọc những thông tin không cần thiết.
Tổ chức: nó xử lý thông tin trong tiềm thức mặc dù vẫn còn một số lỗi.
Giám sát: chỉnh sửa có ý thức.
Trong môi trường giảng dạy tiếng Anh, phương pháp này đã tồn tại hàng trăm năm và có rất nhiều nghiên cứu về sự hiệu quả của phương pháp này. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng đây là một phương pháp học hiệu quả, có tác động lớn đến khả năng ngôn ngữ, giúp học sinh nhận ra được lỗi sai và cách sửa cho bản thân họ và cho bạn học của họ. Kĩ năng này cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác trong ngôn ngữ, ví dụ như ngữ pháp hoặc từ vựng (Scott, 2002).
Phân loại Đặc biệt Dictation
Sawyer và Silver (1961) định nghĩa bốn kiểu chép chính tả có thể được sử dụng trong việc học ngôn ngữ.
Đầu tiên, phonemic item dictation, bao gồm việc nghe các âm riêng lẻ của một ngôn ngữ (ví dụ như các âm trong bảng IPA) và điền lại các phiên âm đó. Loại đầu tiên này rất hữu ích ở chỗ nó giúp người học tăng khả năng nhận biết âm thanh của một ngôn ngữ và sự tương phản của chúng, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất chính xác của chúng. Cách đọc chính tả này là một cách tuyệt vời để dạy những người mới bắt đầu ngừng áp đặt hệ thống âm thanh của ngôn ngữ mẹ đẻ của họ lên hệ thống âm thanh của tiếng Anh.
Thứ hai, phonemic text dictation, là một phần mở rộng của loại vừa đề cập ở trên. Đó là một kỹ thuật mà nười học sẽ nghe một đoạn văn mà họ đã quen thuộc và phiên âm đoạn văn đó. Đây là một cách hiệu quả để hiểu những thay đổi trong âm vị. “Phonemic text dictation” có thể được sử dụng như một kỹ thuật hiệu quả để làm cho người học nhận ra các âm vị và chuyển chúng vào trong bài viết của họ; nói cách khác, làm cho họ đưa kiến thức lý thuyết của vào thực tế
Thứ ba, orthographic item dictation, là đọc chính tả các từ riêng lẻ để ghi lại, tương tự như kiểm tra chính tả truyền thống. Nó rất hữu ích để củng cố mối tương quan giữa hệ thống chính tả và hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ.
Cuối cùng và quan trọng nhất, orthographic text dictation, trong đó học sinh chép lại một đoạn văn. Đây là bài tập chính tả kinh điển mà tất cả các giáo viên ngoại ngữ đều quen thuộc. Bên cạnh việc củng cố mối tương quan chính tả / âm thanh của tiếng Anh, việc đọc chính tả văn bản chính thống còn phát hiện ra những điểm yếu về ngữ pháp và khả năng hiểu ở người học mà giáo viên có thể phân tích và giải quyết trong các bài học sau này.
Từ loại cuối cùng, Nation và Newton (2009) coi đọc chính tả từng phần (Partial Dictation) là một dạng biến thể dễ dàng hơn của đọc chính tả đầy đủ và là một hoạt động phù hợp hơn trong việc nâng cao khả năng nghe ngôn ngữ thứ hai.
Người học được cung cấp một văn bản viết chưa hoàn chỉnh và điền các từ còn thiếu trong khi nghe văn bản. Buck (2001) cho rằng việc sử dụng Dictation cả văn bản cho học sinh trình độ thấp tỏ ra quá khó đối với người học. Sử dụng Partial Dictation giúp học sinh tập trung vào những phần còn thiếu, giúp họ theo dõi văn bản dễ dàng hơn và / hoặc nắm được các điểm chính của nó.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác đến từ Kuo (2007) đã nhận thấy rằng Partial Dictation cải thiện hiệu quả khả năng nghe hiểu. Cô đã thực hiện một nghiên cứu đối với một lớp trung cấp gồm 31 sinh viên đại học EFL Đài Loan. Cô ấy nói thêm rằng đa số học sinh nhận thấy rằng Partial Dictation đã thúc đẩy khả năng nghe tiếng Anh của họ một cách hiệu quả bao quát.
Ví dụ: Getting married ____ happiest days of anyone’s life. Being married is also full of happiness, ____ also many difficulties. It isn’t always _____ married. You have to put up with ____ bad habits and moods forever. You have to negotiate and compromise on many things from who’s ___ bathroom in the mornings to where you go on vacation. Of course, being married also has many wonderful____ . You have a lifelong friend who will love ______. You share many wonderful times together and ____ other through good and bad times. And you grow old together and__ years of happy memories. I think being married is great _______ .
Tầm quan trọng của Phân đoạn dạng bài trong IELTS Listening
Ưu điểm của Phân đoạn dạng bài trong IELTS Listening
Theo Scott (2002), dictation có rất nhiều lợi ích đối với khả năng nghe hiểu của người học. Sau đây, bài viết sẽ dẫn những lợi ích đó kèm với các ví dụ cụ thể đối với cách làm Listening IELTS.
Làm cho học sinh nhận ra được các lỗi liên quan đến việc nghe hiểu như ngữ âm, ngữ pháp hoặc cả hai. Trong tiếng Anh, những lỗi thường gặp như việc bỏ qua hoặc không chú ý đến các âm cuối, làm cho từ vựng viết ra sai về mặt ngữ pháp, ví dụ như:
Viết thiếu “s” hoặc “es” trong danh từ đếm được số nhiều
Viết thiếu “ ‘s “ trong danh từ thể hiện sự sở hữu
Viết thiếu “s” hoặc “es” trong động từ chia thì hiện tại đơn ngôi thứ ba số ít.
Viết thiếu “ed” cho động từ thường theo quy tắc chia ở thì quá khứ đơn, các thì hoàn thành hoặc câu bị động.
Cho phép người học thấy được các lỗi chính tả mà mình thường gặp phải (ví dụ như receive/recieve; government/gorvenment, …). Ngoài ra, người học có thể xem lại khả năng và nhận ra điểm yếu của mình qua các bài nghe chép chính tả. Từ đó, người học có thể rút ra được các lỗi sai mà mình thường gặp phải, ví dụ như chia động từ, loại từ, cấu trúc câu… và chú ý khắc phục chúng ở những lần nghe sau.
Nghe chép chính tả đặc biệt quan trọng đối với phần câu hỏi Spelling (đánh vần). Dạng câu hỏi này thông thường không đặt nặng khả năng nghe hiểu mà chú trọng đến khả năng nghe và ghi lại chính xác các kí tự được đọc. Vì vậy, nghe chép chính tả luyện tập cho thí sinh kĩ năng nghe và ghi lại câu trả lời một cách nhanh và chính xác nhất, giúp thí sinh nhạy bén hơn trong việc nghe và điền các chữ cái, chữ số.
Cung cấp cho người học khả năng hiểu và phân biệt được giữa ngôn ngữ nói và viết. Sau khi nghe chép chính tả, người học có thể nhận thấy sự khác nhau giữa ngôn ngữ được mình chép từ audio (văn nói) và ngôn ngữ được sử dụng trong sách, báo… (văn viết). Từ đó, người học có thể rút ra được loại ngôn ngữ nào thì sẽ phù hợp với hoàn cảnh sử dụng hơn.
Ví dụ: Câu hỏi:
Things that would encourage cycling to work:
The opportunity to have cycling …..
Transcipt cho câu trả lời:
And I suppose the last thing is that I wouldn’t be all that confident about cycling on such busy roads. I think I’d like to see you offering training for that, you know, I’d feel a lot better about starting if that was the case.
Thông qua việc nghe chép chính tả, người học có thể nhận thấy ngôn ngữ nói và viết tương đối khác nhau. Ở ngôn ngữ viết (như trong câu hỏi) sử dụng những từ khá formal như: encourage, opportunity. Trong khi đó, ở văn nói, người học sẽ nghe các chunks và các cụm từ informal hơn như: I wouldn’t be all that confident, I’d like to see, you know, I’d feel a lot better… Đối với người học, nhận rõ sự khác nhau này sẽ giúp luyện tập khả năng nghe cũng như chọn lọc được câu trả lời chính xác.
Nation và Newton (2009) gợi ý rằng nghe chép chính tả cũng giúp thí sinh phát triển trí nhớ ngắn hạn của mình, cho phép thí sinh giữ lại ý nghĩa của các mệnh đề hoặc các câu trước khi chép lại chúng. Đây là kĩ năng rất quan trọng trong IELTS Listening, đặc biệt là ở phần trắc nghiệm, nơi yêu cầu thí sinh phải lắp ghép nhiều nội dung để chọn được câu trả lời chính xác.
Nghe chép chính tả có thể áp dụng vào bất kì trình độ nào. Kể cả người học nhắm đến band 5 hay band 6, thậm chí band 8 hoặc 9 cũng có thể sử dụng phương pháp này để luyện tập nghe hằng ngày. Sự thay đổi chỉ nằm ở chủ đề, độ khó của bài nghe và cách xử lý của người nghe.
Những điều cần chú ý khi rèn luyện Partial Dictation cho IELTS Listening
Đây dường như là một nhiệm vụ bất khả thi đối với bài kiểm tra này và việc cố làm điều này sẽ làm cho bài nghe trở nên vô cùng phức tạp và dài dòng.
Thí sinh cần hiểu rõ phương pháp nghe Top-down, chẳng hạn như lắng nghe các ý tưởng hoặc chủ đề chính, lắng nghe thông tin cụ thể (ví dụ: ai, ở đâu, khi nào, tại sao, cái gì, như thế nào) chứ không phải lắng nghe rõ từng từ riêng lẻ (Samosir et al, 2020).
Ngoài ra, việc nghe chép chính tả IELTS listening sẽ tiêu tốn của một khoảng thời gian lớn, đòi hỏi bắt buộc người học phải đủ kiên trì và có đủ thời gian thì phương pháp này mới phát huy hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này cũng tương đối nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại một bài nghe nhiều lần (Snow, 1996).
Để phá vỡ sự nhàm chán, việc lựa chọn các bài học có nội dung thú vị hoặc hữu ích đóng vai trò cực kì quan trọng. Người học có thể chọn nguồn nghe từ các nguồn đa dạng khác nhau, không nhất thiết phải nghe các bài thi IELTS Listening (vẫn phải đảm bảo đây là một nguồn nghe bảo đảm, có phát âm tiếng Anh chuẩn, rõ ràng).
Còn một yếu tố khác giúp thí sinh làm tốt trong phần Nghe IELTS, đó là vốn từ đồng nghĩa. Bởi lẽ, những gì thí sinh nhìn thấy trong câu hỏi có thể không phải là những gì được nghe thấy trong bản ghi âm. Từ đồng nghĩa thường được sử dụng trong các câu hỏi và điều này phụ thuộc vào vốn từ vựng của thí sinh để có thể diễn giải những gì nghe được.
Thí sinh không nên quá lạm dụng việc nghe chép chính tả, cần phải phối hợp luân phiên với các kĩ năng luyện nghe khác, đặc biệt là các phương pháp nghe yêu cầu phải trả lời câu hỏi.
Trong phần Nghe IELTS, thí sinh cũng có thể sẽ cần chú ý đến cách nhấn âm và ngữ điệu của người nói để hiểu thái độ của họ hoặc biết ý nghĩa thực sự của đoạn thông tin được nêu ra.
Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe thông qua Partial Dictation
Tìm kiếm nguồn cấp
Theo Scott (2002), một bài nghe lý tưởng đến từ một nguồn tiếng Anh chuẩn, rõ ràng và mang tính thời đại (sử dụng các ngôn ngữ không quá lỗi thời). Chủ đề của văn bản là tùy thuộc vào người học; tuy nhiên, một văn bản sinh động, hấp dẫn làm sống động bài tập này một cách đáng kể.
Bởi vì một trong những mục tiêu của Dictation là cung cấp bài tập thực hành để hiểu lời nói thống nhất về ngữ nghĩa, việc có một chủ đề thú vị sẽ giúp người đọc có hứng thú hơn trong việc nghe và chép chính tả. Tùy thuộc vào trình độ và mục tiêu của người học mà có thể chọn các bài nghe tương ứng:
Beginner (Mục tiêu IELTS Listening ~4.0) | Intermediate (Mục tiêu IELTS Listening ~ 5.5) | Advanced (Mục tiêu IELTS Listening ~ 6.5) |
Các bài nghe chính tả nên là những câu cơ bản mà người học đã quen thuộc. Có thể sử dụng các đoạn văn ngắn, đơn giản. Các từ cần điền vào cũng không cần quá phức tạp. Mục đích chính là giúp người học củng cố cấu trúc câu và các từ vựng cơ bản. Nguồn nghe gợi ý: IELTS Listening part 1. | Các bài nghe nên đến từ các chủ đề mà học sinh đã quen thuộc nhưng với độ dài và cấp độ cao cấp hơn. Các từ vựng cần điền có thể đã biết nhưng ít gặp. Mục đích nghe ở trường hợp này là giúp người học nắm rõ được ý nghĩa của câu, đoạn văn. Nguồn nghe gợi ý: IELTS Listening part 1, 2. | Mục tiêu ở cấp độ này là buộc người học phải biết được những gì họ nghe được và những gì không. Vì vậy, người học nên chọn những đoạn văn không quen thuộc với độ dài tương đối. Các từ cần điền sẽ liên quan đến chủ đề đoạn văn, không nhất thiết phải biết trước. Nguồn nghe gợi ý: IELTS Listening part 3, 4. |
Ngoài ra, còn rất nhiều nguồn nghe khác tuy không liên quan chặt chẽ đến IELTS nhưng vẫn có thể giúp người học cải thiện được kĩ năng nghe của minh, ví dụ: BBC Learning English, Voicetube, Listen and write, TED, … Người học cần chú ý chọn nguồn nghe với trình độ phù hợp đối với minh, nên ưu tiên các nguồn nghe có sẵn bài tập Partial Dictation. Hoặc có thể chọn nguồn nghe có transcript rồi xóa các danh từ, tính từ quan trọng rồi nghe và chép chính tả.
Thực hành việc ghi chép một phần
Phương thức thực hành cũng sẽ tuỳ thuộc vào khả năng của học viên.
Beginner (Mục tiêu IELTS Listening ~4.0) | Intermediate (Mục tiêu IELTS Listening ~ 5.5) | Advanced (Mục tiêu IELTS Listening ~ 6.5) |
Nghe theo từng cụm từ hoặc một câu, nghe với tốc độ chậm. Có thể dừng lại sau mỗi từ cần điền để có thời gian điền từ. Nếu chưa nghe được, có thể tua lại nhiều ngay ở câu đó. Cứ như thế hoàn thành một đoạn văn ngắn. | Có thể nghe liên tục với tốc độ bình thường, vừa nghe vừa điền từ. Nếu chỗ nào không điền được thì dừng lại và tua lại chỗ đó để nghe lại. Chỉ nên tua lại 1-2 lần, không nên lạm dụng. Cứ như thế hoàn thành hết đoạn văn. | Nghe liên tục với tốc độ binh thường, không dừng lại. Đối với những câu nghe không rõ, nên cố gắng đoán ý của người nói dựa vào thông tin mình nghe và ngữ cảnh, ngữ pháp. Có thể tua lại cả bài 1 lần sau khi đã nghe hết bài. |
Ngoài ra, học viên cũng có thể sử dụng bài nghe này để rèn luyện khả năng phát âm của mình. Lắng nghe và lặp lại bài nghe, chú ý đến cách phát âm, trọng âm, liên kết âm và ngắt nghỉ theo người bản xứ trong bài. Bắt chước theo giọng của họ từng câu, từng đoạn ngắn. Khi nghe file, học viên cũng cố gắng lặp lại theo từng câu, từng đoạn của bài nghe, cố gắng bắt chước giọng điệu nhất có thể. Sau khi hoàn thành việc bắt chước toàn bộ đoạn audio, hãy ghi âm lại toàn bộ nội dung của mình. Việc rèn luyện phát âm là một phần rất quan trọng trong kỹ năng Nghe và cả Nói.
Cuối cùng, so sánh với văn bản gốc/ phụ đề để điền vào những thông tin còn thiếu bằng một màu mực khác. Những phần thông tin không nghe được có thể do học viên không biết từ đó, hoặc không biết cách phát âm, hoặc phát âm sai từ đó, hoặc chưa biết những nguyên tắc liên quan đến liên kết âm,… Những chi tiết này cần được ghi chú chi tiết, làm cơ sở cho học viên phát triển khả năng nghe của mình tốt hơn.