

Sau sự thành công của Doom năm 2016, id Software có lẽ không cần phải dày công để tạo ra Doom Eternal. Với lối chơi hoàn hảo như vậy, không cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, id Software chọn con đường khó khăn. Kết quả là chúng ta có phiên bản Eternal mở rộng cả về quy mô và lối chơi. Thậm chí có lúc, nó trở nên quá nhiều, không cần thiết.


Doom Eternal “lạc hậu quá mức” ở chỗ, nhà phát triển game không tìm cách gạt bỏ hết sức mạnh của người chơi từ phần trước. Những tính năng cần chơi một lúc mới mở khóa trong Doom 2016 như double jump hay cưa máy đã sẵn có ngay từ khi bắt đầu chơi Eternal. Người chơi thậm chí còn được trang bị khẩu shotgun từ đầu thay vì súng lục như cách đây 4 năm. Doom Eternal không giảm bớt điều gì cả, chỉ thêm vào những vũ khí và kỹ năng mới để người chơi sử dụng thoải mái.

Chính vì điều này, việc thiết kế màn chơi phải thay đổi để phù hợp với số lượng vũ khí khổng lồ mà người chơi có thể mang vào mỗi màn. id Software thực sự thông minh ở khía cạnh này. Muốn sống sót giữa cả chục con quái vật, người chơi phải chú ý đến môi trường xung quanh, nhảy nhót tránh đạn và tránh những con zombie đang tấn công. Cảm giác chơi Doom giờ đây giống như những màn Quake Champions, khi người chơi vừa bay nhảy vừa tặng cho con quái vật dưới chân mình đôi ba viên shotgun. Mỗi màn chơi được thiết kế tỉ mỉ, đòi hỏi người chơi phải khéo léo mới vượt qua được mà không mất đi một điểm máu nào.

Doom vẫn giữ nguyên phong cách, không quá phức tạp về cốt truyện. Cũng không thể tránh khỏi. Khi cha đẻ của Doom nổi tiếng với câu nói như thế này: “Cốt truyện trong game giống cốt truyện trong phim người lớn, cũng quan trọng nhưng không ai quan tâm”, thì rõ ràng Doom tập trung vào những màn đấu, thay vì giải đố tìm đường thêm thắt chi tiết cốt truyện vào để sâu. Và điều quan trọng nhất trong Doom Eternal vẫn là những trận đánh. Việc tính toán của người chơi là quan trọng nhất, như mình đã nói. Dùng cưa máy thì tốn xăng, chỉ được 3 lần nhưng quái vật sẽ rơi ra rất nhiều đạn, trong khi chiến đấu gần gũi, thực hiện các pha Glory Kill đầy bạo lực chỉ giúp người chơi thêm HP mà thôi.


Nếu phải chọn điều gì mình ấn tượng nhất ở Doom Eternal, thì đó chính là công nghệ engine id Tech 7. Các nhà phát triển game không đùa khi nói rằng, nếu máy đủ mạnh, có thể đạt tới 1.000 FPS trong game. Không chỉ vì không gian chơi hẹp, không giống các tựa game thế giới mở, mà cả thế giới ảo, những con quái vật, và Doom Slayer đều được thiết kế với độ chi tiết tuyệt vời. Chơi ở độ phân giải 2K, tùy chọn Ultra Nightmare vẫn cho trải nghiệm ổn định từ 180 đến 200 FPS trên máy mình thử nghiệm. Kết hợp với hình ảnh là âm thanh, với bản nhạc của Mick Gordon. Những giai điệu metal pha chút điện tử dễ dàng khiến người chơi náo loạn trong mỗi cuộc chiến với bọn quái vật đáng sợ.

Tuy nhiên, việc quá nhiều trong nội dung game, trong tất cả những gì id Software đổ vào Doom Eternal, làm cho một số chi tiết trở nên phù phiếm và không đáng quan tâm. Khi phải tập trung vào việc tiêu diệt quái vật, ai còn để ý tới con tàu vũ trụ hay ngôi nhà tạm của Doom Slayer? Tương tự, tính năng nâng cấp vũ khí và bộ giáp Praetor Suit. Dù có hay không, với kỹ năng của người chơi, chúng không quá cần thiết để quan trọng đến mức cần phải để tâm.


