1. Gan nhiễm mỡ - Khái niệm và nguyên nhân
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ thừa tích tụ ở tế bào gan với tỷ lệ trên 5% trọng lượng của bộ phận này. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tại Việt Nam chiếm khoảng 50 - 60% dân số và đang có xu hướng gia tăng đặc biệt cũng xuất hiện khá nhiều ở người trẻ tuổi.
Biến chứng của gan nhiễm mỡ là sự tích tụ mỡ thừa trong gan
Thực tế, gan nhiễm mỡ là tình trạng lo ngại, tăng khả năng mắc các bệnh lý gan mạn tính như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,... nếu không được chữa trị kịp thời. Mặc dù gan nhiễm mỡ có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng dấu hiệu thường không rõ ràng, nên hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
2. Dấu hiệu gan nhiễm mỡ phổ biến
- Thường xuyên cảm thấy không muốn ăn hoặc không ngon miệng.
- Xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Cơ thể mệt mỏi dễ dàng, mệt mỏi khi hoạt động.
- Giảm cân đột ngột.
- Da và mắt có thể bị vàng đối với các trường hợp nặng.
- Cảm giác nặng bụng, khó chịu ở dạ dày.
- Da có thể xuất hiện vấn đề như ngứa hoặc mụn,...
Trên là những dấu hiệu phổ biến của gan nhiễm mỡ, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều trải qua. Một số trường hợp gan nhiễm mỡ có thể không có triệu chứng và được phát hiện thông qua các kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng siêu âm và xét nghiệm máu.
3. Làm thế nào để kiêng ăn khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh tình. Vậy người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần kiêng ăn gì?
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường đặt câu hỏi về việc kiêng ăn gì
3.1. Hạn chế chất béo động vật
Chất béo, mỡ động vật như mỡ gà, mỡ heo, mỡ bò,... là nguyên nhân chính gây tình trạng gan nhiễm mỡ nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều. Bởi vì gan chỉ có khả năng bài tiết mỡ động vật ở một lượng nhất định khi cơ thể tiêu thụ. Trường hợp tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật sẽ tạo áp lực lên gan. Điều này có thể gây tổn thương mô gan dẫn đến các vấn đề như xơ gan. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thay thế chất béo động vật bằng các loại dầu thực vật.
Giảm lượng chất béo động vật để ngăn chặn tình trạng cholesterol không cân bằng ở gan
3.2. Hạn chế đồ uống có cồn
Người mắc gan nhiễm mỡ nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu,... vì đây là yếu tố gây nên tình trạng bệnh nặng hơn. Việc sử dụng rượu bia thường xuyên có thể tăng hàm lượng mỡ trong gan, gây ra các vấn đề như triglyceride độc hại cho gan.
Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia cũng làm suy giảm chức năng gan, từ đó làm giảm khả năng loại bỏ độc tố, gây ra tổn thương nghiêm trọng cho gan. Vì vậy, khi nói đến chế độ ăn kiêng cho gan nhiễm mỡ, việc hạn chế rượu bia là cần thiết.
Thức uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ biến chứng thành xơ gan
3.3. Thực phẩm có cholesterol cao
Đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, việc kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể là rất quan trọng để phục hồi gan và ngăn chặn nguy cơ bệnh chuyển thành xơ gan. Vì vậy, họ cần hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như:
- Bơ động vật.
- Lòng đỏ trứng gà.
- Nội tạng động vật.
- Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Các loại thịt nguội, giò chả thường chứa nhiều mỡ và muối,...
3.4. Thức ăn, đồ uống nhiều đường
Bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt, kẹo, socola có đường, sữa tươi có đường,... thường chứa nhiều đường ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá của gan. Đường thừa sẽ biến thành mỡ tích tụ trong gan và máu, làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn.
4. Các loại thực phẩm tốt cho gan
Nếu đã biết gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì thì dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm tốt cho gan thường được bác sĩ khuyên dùng.
4.1. Yến mạch
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu chất xơ và protein với hợp chất beta glucan giúp làm chậm quá trình hấp thụ chất béo và hạn chế tăng cholesterol xấu. Sử dụng yến mạch thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, có thể kết hợp với sữa chua và các loại hạt, trái cây sấy khô để thay thế bữa sáng.
4.2. Thịt gà, cá
Thịt gà, cá là nguồn protein động vật tốt cho sức khỏe hơn so với thịt đỏ như thịt heo hoặc thịt bò. Khi sử dụng thịt gà, nên loại bỏ da gà hoặc mỡ gà và sử dụng phần thịt nạc để chế biến hấp hoặc luộc.
Sử dụng thịt gà, thịt cá để bổ sung protein lành mạnh cho gan
Thịt cá giàu omega 3 là một loại chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Một số loại cá giàu omega 3 giúp cải thiện sức khỏe như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá tuyết,... Lưu ý khi chế biến thịt gà hoặc cá cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên chọn phương pháp thanh đạm, ít gia vị như luộc, hấp, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ gây hại cho sức khỏe.
4.3. Rau củ quả và trái cây tươi
Rau củ quả là các loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Trong rau củ quả và trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất hiệu quả trong cơ thể.
Các loại rau tốt cho sức khỏe người mắc gan nhiễm mỡ là: cải xoăn, cải bó xôi, rau chân vịt, cà rốt, dưa leo, cà chua,... và các loại trái cây ít đường như: táo, chuối, ổi, quả mọng, bưởi,...
4.4. Trà xanh
Trà xanh là thức uống được nhiều người ưa dùng trong quá trình cải thiện cân nặng hoặc điều trị gan nhiễm mỡ. Trà xanh chứa hợp chất EGCG có công dụng hỗ trợ kiểm soát lipid trong máu cũng như chống oxy hoá hiệu quả trong việc bảo vệ gan khỏi tổn thương.
Đồng thời, trà xanh còn có chức năng làm hạn chế hấp thu chất béo, tăng cường sức đề kháng. Sử dụng 200 - 300ml trà xanh mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe và lưu ý không nên dùng khi bụng đói để tránh cảm giác khó chịu dạ dày.
Trà xanh có khả năng chống oxy hoá, hạn chế hấp thụ chất béo hiệu quả