Câu từ khó hiểu gây hiểu lầm có thể xuất ở trong cả giao tiếp bằng lời (verbal communication) và bằng văn viết (written communication).
Tuy nhiên, giao tiếp bằng văn viết đặt ra một thách thức khác hẳn so với giao tiếp bằng lời bởi những yếu tố như ngôn ngữ hình thể, giọng điệu, hay sắc mặt không hề được đưa vào cân nhắc.
Chính vì vậy, người viết có thể không ý thức được mà tạo ra những yếu tố gây nhiễu trong thông điệp mà bản thân muốn truyền tải.
Bài viết này sẽ phân tích một dạng câu cụ thể trong văn viết (Garden-path sentence) có thể gây ra sự mơ hồ, khó hiểu, giúp người học hiểu thêm về cách não bộ xử lý thông tin khi đọc và cách người học ứng dụng những kiến thức này để cải thiện kỹ năng viết.
Key Takeaways |
---|
|
Sự không rõ ràng trong ngôn ngữ (Ambiguity)
Đây là hiện tượng dễ thấy ở mọi ngôn ngữ, khi con người giao tiếp với nhau, bất kể là thông qua văn nói hay văn viết.
Sự mơ hồ này xảy ra bởi ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt được tạo dựng nên dựa trên những quy ước giữa người với người, không phải dựa trên các quy luật bất biến của tự nhiên như các hiện tượng khoa học.
Chính vì thế, nhiều từ khác nhau có thể cùng diễn đạt một ý nghĩa; tương tự, cùng một từ hay một câu lại có thể được diễn giải theo nhiều ý nghĩa khác nhau tùy từng góc nhìn (Dai, 2021).
Theo Verma và Krishnaswamy (1996), sự mơ hồ trong ngôn ngữ có thể được chia thành hai nhóm chính:
1. Sự không rõ ràng về từ vựng (Lexical ambiguity)
Sự mơ hồ về từ ngữ xảy ra khi trong câu có sử dụng từ đa nghĩa.
Ví dụ: I saw her duck.
Ở đây, “duck” có thể hiểu là “con vịt” (danh từ) hoặc là “hành động cúi đầu xuống nhanh để né, tránh” (động từ). Vậy câu này có thể có hai ý nghĩa:
(1) Tôi đã nhìn thấy con vịt của cô ấy.
(2) Tôi đã nhìn thấy cô ấy cúi xuống né.
2. Sự không rõ ràng về cấu trúc (Structural ambiguity)
Sự mơ hồ về cấu trúc xảy ra khi các từ hay cụm từ trong câu được sắp xếp với trật tự không rõ chủ đích, khiến câu trở nên tối nghĩa.
Ví dụ: Nicole saw the people with binoculars.
Ở đây, “with binoculars” đặt tại vị trí trong câu mà có thể được hiểu là bổ ngữ cho “Nicole” hoặc là bổ ngữ cho “people”. Vậy câu này có thể có hai ý nghĩa:
(1) Nicole đã nhìn thấy những người đó bằng ống nhòm.
(2) Nicole đã nhìn thấy những người có ống nhòm.
Ở những trường hợp trên, các câu văn đều có thể được hiểu theo nhiều hơn một nghĩa, tùy thuộc vào hướng diễn giải của người đọc.
Câu mắc bẫy garden-path (Garden-path sentence)
Định nghĩa của câu mắc bẫy garden-path
Cái tên “Garden-path sentence” với cụm “garden-path” lấy gốc từ câu thành ngữ “to lead someone up the garden path”, tức là lừa dối, đánh lừa ai đó bằng những thông tin sai lệch.
Ví dụ:Ý nghĩa: Có khi anh ta đã lừa dối tôi rồi. Bảo là mọi thứ với Penny đã chấm dứt rồi mà giờ có vẻ như lại quay lại gặp gỡ cô ta.
Câu garden-path cũng làm điều tương tự với người đọc - đánh lừa họ. Thông qua cách sắp xếp các thành phần câu, loại câu này có thể dẫn dắt người đọc đi men theo một hướng suy nghĩ sai lệch so với bản chất.
Bình thường, khi bắt đầu đọc một câu văn, người đọc sẽ dần hình thành ý hiểu của bản thân về câu đó, cũng như tự dự đoán hướng mà câu sẽ phát triển và kết thúc.
Thế nhưng, câu garden-path sẽ khiến người đọc phải chững lại ở một đoạn trong câu, bởi thấy câu bắt đầu trở nên vô nghĩa, khác với dự đoán ban đầu của họ.
Nhận ra không phải như ý hiểu gốc, người đọc buộc phải quay lại và diễn giải lại câu đó (Harley, 2001).
Khác với những câu văn có tính chất mơ hồ được ví dụ ở trên (“I see her duck.” hay “Nicole saw the people with binoculars.”), sự mơ hồ trong những câu garden-path sẽ được xua tan và làm sáng tỏ sau khi người đọc phân tích xong toàn bộ câu.
Thuật ngữ để chỉ tính chất mơ hồ tạm thời này là “locally ambiguous” (Mơ hồ cục bộ), khi sự mơ hồ chỉ xuất hiện tại một phạm vi hẹp trong câu văn, như tại một từ hoặc một cụm từ, nhưng khi được đặt vào trong bối cảnh của toàn bộ câu thì lại không còn mơ hồ nữa.
Ví dụ minh họa câu mắc bẫy garden-path
Sau đây là một vài các câu garden-path tiêu biểu, thường được sử dụng làm ví dụ trong những bài viết và nghiên cứu về loại câu này.
The old man the boat.
The horse raced past the barn fell.
Time flies like an arrow; fruit flies like a banana.
Jacob kissed Miriam and her sister laughed.
Nicole painted the walls with mold.
Since Jay always runs a mile seems like a very short distance to him.
The complex houses married and single soldiers and their families.
Fat people eat accumulates.
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nhận định rằng những câu văn này không hoàn chỉnh hoặc sai ngữ pháp. Thế nhưng, sau khi người đọc xem xét và phân tích lại, họ có thể nhận ra rằng những câu văn đó đều tuân thủ đúng các nguyên tắc về ngữ pháp, chỉ là ý nghĩa của câu sẽ khác đi nhiều so với dự đoán ban đầu của họ.
Giải thích ý nghĩa của ví dụ minh họa
1. The old man navigated the boat.
Hướng hiểu ban đầu:
Khi đọc câu này lần đầu, người đọc sẽ thường hiểu rằng "old" là một tính từ mô tả cho danh từ "man", tạo thành một cụm danh từ “the old man” đóng vai trò là chủ ngữ. Nhưng sau khi đọc hết câu, người đọc nhận ra rằng, nếu như vậy, thì câu này sẽ không có động từ.
Giải thích ý nghĩa:
Thực chất, trong câu này, “the old” mới là chủ ngữ. Còn động từ chính lại là “man”, một từ không quá phổ biến, có nghĩa là "hoạt động hoặc điều hành”. Vậy nghĩa của cả câu này là: “Những người già vận hành chiếc thuyền”.
2. The horse that was raced past the barn fell.
Hướng hiểu ban đầu:
Một lần nữa, người đọc sẽ có xu hướng phân tích rằng “the horse” là chủ ngữ trong câu, theo sau đó là động từ “race” được chia theo thì quá khứ đơn cùng với cụm bổ ngữ. Nếu đọc theo đúng mạch như thế, câu có thể được diễn giải như sau: “Con ngựa đã chạy qua cái nhà kho…ngã?” và khiến người đọc cảm thấy bối rối.
Giải thích ý nghĩa:
Khác với ví dụ trước, “the horse” đúng là chủ ngữ trong câu này, nhưng “fell” mới là động từ chính. Cụm “raced past the barn” là một mệnh đề quan hệ rút gọn ở dạng quá khứ phân từ. Câu đầy đủ sẽ là “The horse that was raced past the barn fell”, ý chính để nói rằng “con ngựa đã ngã”. Mệnh đề quan hệ được sử dụng để bổ sung thông tin cụ thể là con ngựa nào đang được nhắc tới.
3. Thời gian trôi như một cái cung; con ruồi trái cây thích chuối.
Hướng hiểu ban đầu:
Khi đọc vế đầu của câu, người đọc sẽ xác định được các thành phần trong câu như sau: “time” (Chủ ngữ) - “flies” (Động từ chính) - “like an arrow” (Thành phần bổ ngữ). “Thời gian bay/trôi qua (nhanh) như một mũi tên” - một mệnh đề hoàn toàn có nghĩa và hợp lý. Vì vậy, khi sang vế thứ hai, người đọc cũng sẽ dự đoán rằng mệnh đề này cũng tuân theo cùng cấu trúc thành phần như thế. Từ đó người đọc sẽ có một mệnh đề khó hiểu: “Hoa quả bay như một quả chuối?”.
Giải thích ý nghĩa:
Dựa trên cách viết, người đọc có thể đưa ra giả định rằng hai vế câu này sẽ có cấu trúc thành phần tương tự nhau. Tuy nhiên, sau khi đọc hết câu, người đọc có thể nhận ra rằng thực tế không phải vậy và phải phân tích lại các thành phần của mệnh đề thứ hai: “fruit flies” (Chủ ngữ) - “like” (Động từ chính) - “a banana” (Tân ngữ). Nghĩa của cả câu là: “Thời gian bay (nhanh) như một mũi tên; bọn ruồi giấm thích một quả chuối.”
4. Jacob hôn Miriam và em gái của cô ấy cười.
Hướng hiểu ban đầu:
Trước khi đọc tới hết câu, “Miriam and her sister” có thể bị lầm tưởng là một cụm danh từ đóng vai trò là tân ngữ trong câu, khiến câu văn có ý nghĩa khá kỳ cục.
Giải thích ý nghĩa:
Sau khi đọc cả câu, người đọc sẽ nhận ra rằng liên từ đẳng lập “and” đang liên kết hai mệnh đề độc lập trong câu, chứ không phải hai danh từ “Miriam” và “her sister”.
5. Nicole đã sơn các bức tường bằng nấm mốc.
Hướng hiểu ban đầu:
Ở đây, người đọc biết rằng đứng đằng sau ngoại động từ “paint” sẽ là một tân ngữ và sau đó có thể có thêm thành phần bổ ngữ cho câu. Tuy nhiên, nếu người đọc cho rằng “with mold” là bổ ngữ cho động từ thì câu sẽ bắt đầu trở nên vô lý khi ám chỉ rằng: “Nicole đã sơn những bức tường bằng mốc”.
Giải thích ý nghĩa:
Đúng ra thành phần bổ nghĩa trên sẽ là bổ nghĩa cho tân ngữ “the walls”, ám chỉ tới “những bức tường mốc meo” chứ không phải loại sơn kỳ lạ gì được tạo thành từ mốc.
6. Vì Jay luôn chạy một dặm, nên dường như khoảng cách đó rất ngắn đối với anh ấy.
Hướng hiểu ban đầu:
Khi bắt đầu câu, người đọc sẽ phân tích được rằng câu này bắt đầu bằng một mệnh đề phụ thuộc và kéo dài tới hết bổ ngữ “a mile”, với nghĩa là “Bởi Jay luôn chạy một dặm nên…”. Thế nhưng khi muốn chuyển sang mệnh đề thứ hai, người đọc nhận ra rằng mệnh đề này chưa hề có chủ ngữ và hướng mắt quay lại đoạn trước để phân tích lại câu.
Giải thích ý nghĩa:
Người đọc sau khi đánh giá lại sẽ nhận ra rằng mệnh đề đầu đã kết thúc ngay ở động từ “runs” và chủ ngữ của mệnh đề sau sẽ chính là “a mile”. Vậy câu sẽ có nghĩa là “Bởi Jay luôn chạy nên một dặm cảm giác rất ngắn đối với anh ấy”.
Lý do tại sao hiện tượng này xảy ra
Một cách để có thể giải thích nguyên nhân tại sao người đọc lại đưa ra những dự đoán sai lệch như vậy là thông qua các nghiên cứu trong “psycholinguistics” (tâm lý học về ngôn ngữ). Một vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực này là nghiên cứu về cách con người tiếp nhận và hiểu thông tin thông qua quá trình đọc.
Một giả thuyết lý giải rằng khi đọc, não bộ sẽ ưu tiên phân tích cú pháp của câu trước (Frazier and Rayner, 1982). Cụ thể hơn, khi một người đọc một câu văn, họ sẽ phân tích và diễn giải cú pháp của câu văn đó theo cấu trúc đơn giản nhất có thể nhằm để giảm thiểu tối đã nỗ lực và tải trí phải bỏ ra. Cấu trúc này thường là: Chủ ngữ (Tạo ra hành động) - Động từ - Tân ngữ (Townsend and Bever, 2001). Dựa theo giả thuyết này, có thể hiểu được tại sao ở ví dụ minh họa số 2 và 6 thì “raced” lại được người đọc giả định là động từ chính trong câu, trong khi “a mile” được cho là tân ngữ.
Một nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến cách tiếp nhận thông tin chính là thiên kiến của người đọc, hay nói cách khác là những giả định được đưa ra dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ của họ (Shi, 2017). Như trong ví dụ minh họa 1, người đọc cho rằng “the old man” là cả một cụm danh từ, bởi lẽ cụm từ “old man” thường xuyên được bắt gặp và sử dụng hơn là động từ “man”.
Người học có thể liên tưởng cơ chế này với cách bàn phím trên điện thoại thông minh cố đưa ra các dự đoán cho từ tiếp theo mà người dùng sẽ muốn sử dụng. Nhiều lúc dự đoán này sẽ đúng, nhưng cũng có lúc nó sai. Chính khi đọc các câu garden-path mà não bộ đưa ra những giả định “sai” này. Khi người đọc nhận ra rằng giả định ban đầu của mình đã sai, họ sẽ phải đọc lại câu văn để xử lý lại thông tin và cố tìm ra ý nghĩa đúng.
Biện pháp khắc phục vấn đề câu đường dẫn vườn
Elucidate đại từ quan hệ để tránh tạo ra sự mơ hồ
Rút gọn mệnh đề quan hệ có thể là một cách tốt để truyền tải thông tin một cách ngắn gọn hơn. Thế nhưng, nếu việc bỏ đi đại từ quan hệ và biến đổi mệnh để này lại khiến câu văn trở nên khó hiểu, thì người viết sẽ nên cân nhắc lại.
The horse raced past the barn fell.
Thành: The horse that was raced past the barn fell.
Thêm dấu câu để tránh tạo ra sự mơ hồ
Với những câu văn mà sự tách biệt giữa các mệnh đề không rõ ràng, điều người viết có thể dễ dàng làm là thêm dấu câu (như dấu phẩy hoặc chấm phẩy) để ngăn cách chúng.
Since Jay always runs a mile seems like a very short distance to him.
Thành: Since Jay always runs, a mile seems like a very short distance to him.
Jacob kissed Miriam and her sister laughed.
Thành: Jacob kissed Miriam, and her sister laughed.
Diễn giải theo một cách khác để tránh sự mơ hồ
Đôi khi, điều tốt nhất người viết có thể làm để trau chuốt câu văn của mình hơn và tránh được sự hiểu lầm là diễn đạt lại ý tưởng theo một cách khác. Viết là một quá trình mài dũa, và dành thời gian để tinh chỉnh câu văn sẽ giúp người viết hiểu được sâu hơn ý tưởng mình muốn truyền tải và cách để truyền tải ý tưởng đó một cách rõ ràng nhất.
The old man the boat.
Thành: The old people operate the boat.
Nicole painted the walls with mold.
Thành: Nicole painted the moldy walls.
Áp dụng kiến thức về câu đường dẫn vườn để nâng cao kỹ năng Viết
Một vài ví dụ có thể thấy trong bài IELTS Writing như sau:
While the number of graduates increased the rate of employment decreased.
Câu này hoàn toàn không sai ngữ pháp nhưng có thể được cải thiện đơn giản bằng cách thêm dấu phẩy để ngăn cách giữa hai mệnh đề.
It has been proven that children can learn more effectively when they are absorbed in activities giving them joy.
Một lần nữa, câu này không có gì sai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, nó có thể gây khó hiểu bởi người đọc sẽ không rõ cụm “giving them joy” là mệnh đề quan hệ rút gọn bổ sung cho “activities” (rút gọn của “that give them joy) hay cả mệnh đề ở trước đó (rút gọn của …,which gives them joy).
Khi nhận thức được điều này, người viết có thể trau chuốt bài viết của mình thông qua những gợi ý sau:
Đọc lại sau khi viết để kiểm tra lại những lỗi về diễn đạt (Proofread). Khi đi thi kỹ năng Viết trong bất cứ kỳ thi nào, thí sinh có thể dành khoảng 1-3 phút cuối giờ để rà soát lại bài viết.
Nhờ người khác đọc lại bài và đưa ra nhận xét. Có thể sẽ hơi khó để tự xác định được lỗi diễn đạt của bản thân vì chính người viết có thể sẽ không thấy có vấn đề gì với cách họ viết.Vì vậy, người viết có thể nhờ một người bạn hoặc sử dụng những dịch vụ chấm chữa bài bằng AI hoặc những bên cung cấp dịch vụ thi thử IELTS uy tín.
Sau khi đã xác định được lỗi, người viết có thể cải thiện những câu văn mơ hồ bằng những gợi ý khắc phục phía trên.
Bài tập thực hành
The complex houses married and single soldiers and their families.
Fat people eat accumulates.
Until the police arrest the drug dealers control the street.
Wherever Jane walks the dog chases her.
Gợi ý đáp án:
Động từ chính trong câu có thể dễ bị hiểu nhầm là danh từ.
Câu đã được rút gọn từ mệnh đề quan hệ.
Việc thêm dấu phẩy trong câu sẽ giúp phân biệt rõ hai mệnh đề.
Thêm dấu phẩy trong câu sẽ giúp phân biệt rõ hai mệnh đề.
Tóm tắt
Trích dẫn nguồn tham khảo
Dai, Weiwei. “Một cách tiếp cận thăm dò về sự mơ hồ trong các câu tiếng Anh.” OALib, tập 08, số 09, 2021, tr. 1–8, https://doi.org/10.4236/oalib.1107918.
Frazier, Lyn, và Keith Rayner. “Tạo và sửa lỗi trong quá trình hiểu câu: Sự di chuyển của mắt trong phân tích các câu có cấu trúc mơ hồ.” Tâm lý học kognitiv, tập 14, số 2, 1982, tr. 178–210, https://doi.org/10.1016/0010-0285(82)90008-1.
Harley, Trevor A. Tâm lý học của ngôn ngữ: Từ Dữ liệu đến Lý thuyết. Thư viện Dịch vụ Tài nguyên Trường W. Ross MacDonald, 2018.
Shi, Yunfeng, và Yuhong Xie. “Quan điểm trong câu garden path: Một cách tiếp cận chức năng.” Tạp chí Hiện đại Ngôn ngữ mở, tập 07, số 01, 2017, tr. 33–40, https://doi.org/10.4236/ojml.2017.71003.
Townsend, David J., và Thomas G. Bever. Hiểu câu: Sự Kết hợp của Thói quen và Quy tắc. Nhà xuất bản Đại học MIT, 2001.
Verma, S. K., và N. Krishnaswamy. Ngôn ngữ học hiện đại: Một Sự giới thiệu. Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1989.