Gaslighting là gì là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm gần đây. Chắc hẳn mọi người đều từng trải qua Gaslighting. Vậy làm thế nào để không trở thành nạn nhân của Gaslighting? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có những kiến thức hữu ích nhé!
Gaslighting là gì?
Gaslighting là một kỹ thuật tâm lý mà một người cố gắng làm cho người khác mất tự tin vào cảm nhận và trí nhớ của họ. Người thực hiện Gaslighting thường sử dụng các chiêu trò như phủ nhận, chối bỏ và thậm chí khiến người khác nghi ngờ về chính bản thân mình. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ vở kịch Gas Light (Thắp sáng đèn ga) vào năm 1938, trong đó một người đàn ông cố gắng thao túng tâm lý người vợ để cô nghĩ rằng mình đang mất trí nhớ. Sau đó, người chồng đã thực hiện hành động ăn cắp trang sức, đá quý của người vợ.
Cụ thể, người chồng đã sử dụng đèn ga và đi rón rén tìm báu vật trong nhà. Khi người vợ nghe thấy tiếng động, người chồng cố gắng thuyết phục rằng mọi thứ vẫn ổn, không có gì bất thường. Ngày nay, thuật ngữ Gaslighting xuất hiện trong nhiều mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, xã hội,…
Tại sao người ta lại cố Gaslighting?
Trong cuộc sống, chúng ta cần biết Gaslighting là gì? Có thể thấy một trong những động cơ chính của Gaslighting là mong muốn kiểm soát và có quyền lực đối với người khác. Bằng cách làm cho nạn nhân nghi ngờ bản thân và cảm thấy mơ hồ về thực tế, người Gaslighting có thể thao túng và điều khiển hành vi của nạn nhân theo ý muốn của mình. Bên cạnh đó, người Gaslighting cố gắng làm suy yếu lòng tin, khả năng tự quyết của nạn nhân khiến họ trở nên phụ thuộc, khó đưa ra quyết định.
Người thực hiện nhất định sẽ hiểu rằng Gaslighting là gì vvà có thể họ đang cố che giấu những hành vi sai lầm của mình. Bằng cách làm cho nạn nhân nghi ngờ về những điều đã xảy ra, họ có thể tránh được trách nhiệm và hậu quả pháp lý. Gaslighting cũng có thể được dùng để bảo vệ hình ảnh cá nhân hoặc danh tiếng của người thực hiện hành vi. Họ có thể sử dụng nó để làm cho nạn nhân trông như là người có vấn đề, trong khi bản thân họ vẫn giữ được hình ảnh tích cực trước mắt người khác. Ví dụ, một nhân viên có thể dùng Gaslighting để đổ lỗi cho đồng nghiệp khi có vấn đề xảy ra, nhằm bảo vệ danh tiếng của mình trước cấp trên.
Dấu hiệu của Gaslighting là gì?
Gaslighting là một hình thức lạm dụng tâm lý tinh vi và thường khó nhận biết vì nó khiến nạn nhân nghi ngờ chính bản thân mình. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của Gaslighting:
Biểu hiện qua lời nói, hành động
Biểu hiện rõ nhất của Gaslighting thông qua lời nói, mục đích của những người này là khiến bạn nghi ngờ về bản thân mình. Sau đó, bạn sẽ tự lạc lối trong suy nghĩ và dần dần thay đổi cách suy nghĩ theo hướng của họ. Một số câu nói thể hiện mối quan hệ đang bị Gaslighting như: “Tớ nói vậy vì muốn tốt cho bạn thôi”; “Em nói như thế nào giờ đâu? Anh/chị nhớ nhầm à”?
Nghi ngờ bản thân và trí nhớ
Dấu hiệu tiếp theo của Gaslighting là nghi ngờ về bản thân và trí nhớ. Hành vi này thường khiến nạn nhân cảm thấy bất an, không chắc chắn về những gì mình nhớ, cảm nhận. Bạn liên tục cảm thấy không chắc chắn về những gì mình nhớ, mơ hồ về các sự kiện hoặc chi tiết cụ thể. Ví dụ, bạn nhớ rõ rằng bạn đã nói với ai đó một điều gì đó, nhưng người đó phủ nhận và nói rằng bạn không hề nói điều đó, khiến bạn tự hỏi liệu bạn có thực sự nói hay không?
Hoặc khi bạn nhớ lại một sự kiện cụ thể, người Gaslighting có thể phủ nhận hoặc bóp méo những gì đã xảy ra, khiến bạn cảm thấy trí nhớ của mình không đáng tin cậy. Bạn có thể nhớ lại một sự việc cụ thể nhưng người kia lại mô tả sự việc theo một cách hoàn toàn khác, dẫn đến sự mâu thuẫn và nghi ngờ.
Gaslighting là một hành vi tinh vi lạm dụng tâm lý, thường rất khó nhận biết vì nó khiến nạn nhân nghi ngờ chính bản thân mình. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của Gaslighting:
Cảm thấy thiếu tự tin
Cảm giác thiếu tự tin là một trong những hậu quả phổ biến của Gaslighting, khiến nạn nhân cảm thấy không đủ năng lực, nghi ngờ bản thân. Bạn thường xuyên tự hỏi liệu mình có đủ khả năng để làm một việc gì đó? Luôn nghi ngờ liệu mình đưa ra lựa chọn có đúng đắn không? Có thể bạn muốn tham gia vào một dự án mới nhưng lại tự hỏi khả năng của mình có đáp ứng và sau đó từ chối cơ hội vì sợ thất bại.
Khi tìm hiểu Gaslighting là gì, bạn sẽ nhận ra rằng, người bị Gaslighting thường cảm thấy cần sự xác nhận và chấp thuận từ người khác cho mọi hành động của mình. Họ luôn lo sợ rằng hành động của mình sẽ bị phản đối hoặc bị phán xét không hợp lý. Ví dụ, họ có thể không dám đưa ra ý kiến trong các cuộc họp vì sợ bị phản đối hoặc đánh giá không đúng.
Thường xuyên phải xin lỗi
Nếu bạn đang tìm hiểu dấu hiệu Gaslighting là gì thì đừng bỏ qua thói quen này. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn có thể đang trải qua Gaslighting hoặc một hình thức lạm dụng tâm lý nào đó. Bạn thấy cần phải xin lỗi ngay cả khi bạn không làm gì sai hoặc khi lỗi lầm rất nhỏ. Hay xin lỗi vì những việc không đáng kể như không trả lời tin nhắn ngay lập tức hoặc đi qua một cách vô ý.
Bạn thường xin lỗi để tránh xung đột, giảm căng thẳng và cảm thấy đây là cách nhanh nhất để kết thúc cuộc tranh cãi. Bạn có xu hướng nhận lỗi về mình dù đó không phải lỗi của mình. Người khác có thể làm bạn cảm thấy rằng mọi chuyện xảy ra đều là do bạn, khiến bạn cảm thấy cần phải xin lỗi. Những dấu hiệu trên cho thấy bạn đang bị Gaslighting, nên cần nhận thức đúng đắn về trạng thái của bản thân.
Khó khăn trong việc đưa ra quyết định
Khi tìm hiểu Gaslighting là gì, bạn sẽ thấy biểu hiện phổ biến của tình trạng Gaslighting hoặc gặp vấn đề về lạm dụng tâm lý là khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Dưới ảnh hưởng của Gaslighting, nạn nhân thường cảm thấy bất an về quyết định của mình và thiếu tự tin để đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Chẳng hạn như bạn cảm thấy không chắc chắn về khả năng đưa ra quyết định của mình và lo lắng rằng quyết định của bạn sẽ sai. Bạn sợ đưa ra quyết định sai lầm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, bạn cảm thấy không thể hành động khi phải đưa ra quyết định quan trọng.
Dấu hiệu của Gaslighting là gì, có phải cảm thấy cô lập không? Đây chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng của việc bị Gaslighting, một hình thức lạm dụng tâm lý tinh vi. Khi bạn cảm thấy cô lập, bạn thường cảm thấy mình bị tách biệt khỏi những người khác và không có sự hỗ trợ cần thiết. Chiến thuật phổ biến của những kẻ Gaslighting để kiểm soát và làm yếu tinh thần của nạn nhân. Bạn cảm thấy mình không còn liên hệ mật thiết với gia đình, bạn bè như trước đây, ít tham gia hoạt động xã hội.
Gaslighting là gì? Cảm thấy cô lập
Bạn bị người Gaslighting cấm đoán hoặc hạn chế việc giao tiếp với người khác. Bạn cảm thấy rằng không ai hiểu hoặc ủng hộ bạn, kể cả những người gần gũi nhất. Hoặc bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi, lãng quên bởi những người mà bạn tin tưởng, yêu thương. Đặc biệt, bạn sẽ có cảm giác người khác không thích mình, không muốn nói chuyện cùng.
Liên tục thay đổi hành vi đột ngột là một dấu hiệu phổ biến và quan trọng trong việc nhận diện Gaslighting là gì. Những người thực hiện Gaslighting thường sử dụng thay đổi hành vi này để làm rối loạn cảm xúc và nhận thức của nạn nhân, khiến họ cảm thấy mất phương hướng và không ổn định.
Có thể bạn chuyển từ trạng thái vui vẻ sang buồn bã, giận giữ nhanh chóng mà không rõ lý do. Hay thay đổi thái độ, hành vi với người xung quanh từ thân thiện, hoà nhã sang lạnh lùng. Hành vi này của bạn khiến người khác cảm thấy bối rối, không hiểu rõ về cảm xúc của bạn.
Gaslighting là gì? Cảm thấy cô lập
Trong cách giao tiếp, người bị Gaslighting có những thay đổi rất khó hiểu từ cởi mở sang ngừng nói chuyện với người từng thân thiết. Chẳng hạn như bạn thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho người bạn thân nhưng đột nhiên ngừng liên lạc mà không có lý do. Về phong cách sống, sở thích của bạn cũng có thể biến đổi đột ngột. Bạn có thể chuyển từ một người từng thích ăn chay sang ăn mặn mà không rõ nguyên nhân.
Bị phủ nhận, sự thật bị bóp méo
Dấu hiệu khác của Gaslighting là gì? Đó là bị phủ nhận và sự thật bị bóp méo, người Gaslighting liên tục phủ nhận rằng sự kiện hoặc hành động nào đó đã xảy ra, dù bạn nhớ rõ ràng rằng nó đã thực sự xảy ra. Họ có thể nói rằng bạn đã tưởng tượng hoặc nhớ nhầm, làm bạn nghi ngờ bản thân. Bên cạnh đó, người có thể xuyên tạc sự thật và thay đổi câu chuyện để làm bạn cảm thấy mình hiểu sai sự việc. Họ thường thay đổi chi tiết hoặc tình tiết để làm bạn cảm thấy bối rối và nghi ngờ trí nhớ của mình.
Gaslighting là gì? Hơn nữa, người đang thực hiện Gaslighting có thể gán ghép ý nghĩ hoặc hành vi không đúng cho bạn, nói rằng bạn đã nói hoặc làm những điều mà bạn thực sự không nói hoặc không làm. Bạn có thể chia sẻ rằng bạn cảm thấy bị tổn thương bởi một lời nói hoặc hành động nhưng họ phủ nhận rằng điều đó đã xảy ra và nói rằng bạn đang quá nhạy cảm. Một dấu hiệu đặc trưng nhất chính là họ có thể nói rằng bạn là người đã gây ra vấn đề và họ mới là người bị tổn thương, dù thực tế không phải như vậy.
Hậu quả của Gaslighting
Gaslighting là một hành vi lạm dụng tâm lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài đối với nạn nhân. Dưới đây là các hậu quả phổ biến của Gaslighting:
Người bị Gaslighting thường mất đi lòng tự tin vào khả năng nhận thức và trí nhớ của mình. Họ có thể bắt đầu nghi ngờ mọi quyết định và suy nghĩ của mình, dẫn đến sự mất đi sự tự tin.
Gaslighting có thể làm cho nạn nhân mất phương hướng và bối rối về thực tế. Họ có thể không biết đâu là sự thật và đâu là sự bóp méo, khiến họ cảm thấy mất kiểm soát và không biết phải tin vào ai.
Gaslighting là gì? Có gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý? Câu trả lời là có, Gaslighting có thể gây ra đau khổ tâm lý nghiêm trọng và làm biến dạng cảm xúc của nạn nhân. Họ có thể cảm thấy bị lạc lối trong việc hiểu và biểu lộ cảm xúc của mình.
Người bị Gaslighting có thể trở nên phụ thuộc vào người Gaslighting để có được xác nhận. Điều này có thể dẫn đến một mối quan hệ bất cân bằng và sự phụ thuộc không lành mạnh.
Gaslighting có thể làm cho nạn nhân cảm thấy cô đơn và bị cô lập vì họ có thể không tin tưởng vào bất kỳ ai. Họ có thể rút khỏi các mối quan hệ xã hội và cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác. Thậm chí, Gaslighting có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nạn nhân bao gồm căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
Cách để không trở thành con rối của Gaslighting
Để không trở thành con rối của Gaslighting và bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả tiêu cực của hành vi này, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
Tăng cường nhận thức về Gaslighting
Thông qua các thông tin chúng tôi chia sẻ Gaslighting là gì và những dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý này như thế nào, mong rằng bạn sẽ tăng cường nhận thức để trở nên tự tin hơn trong việc nhận diện, đối phó với nó. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm sách, báo, các tài liệu từ nguồn uy tín để hiểu rõ hơn về Gaslighting. Hãy luôn tự đánh giá lại các tình huống và đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết và nhận thức của bản thân về Gaslighting. Đừng để người khác chi phối hoặc làm mất tự chủ của bạn.
Tin tưởng vào bản thân
Để đối phó với Gaslighting và bảo vệ bản thân, việc tin tưởng vào bản thân và đặt ra ranh giới rõ ràng là rất quan trọng. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ giá trị của chính mình, xây dựng sự tự tin, khả năng đối mặt với những lời phủ nhận và bóp méo của Gaslighting. Thay vì dựa vào ý kiến của người khác để xác định giá trị của mình, hãy học cách yêu quý và chấp nhận bản thân với những điểm mạnh và yếu của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra Gaslighting là gì cũng như có biện pháp đối mặt với nó một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cần đặt ra ranh giới rõ ràng về cảm xúc, suy nghĩ, hành động. Các giới hạn này là mốc rõ ràng giúp bạn biết khi nào nên từ chối hoặc không đồng ý với những yêu cầu không phù hợp. Bạn cần biết cách từ chối một cách văn minh và không cảm thấy áy náy khi phải bảo vệ quyền lợi của mình. Khi bạn đã đặt ra một quyết định hoặc lập kế hoạch, hãy giữ vững và không để người khác thuyết phục bạn thay đổi một cách dễ dàng. Tự tin vào quyết định của mình sẽ giúp bạn tránh bị ảnh hưởng bởi Gaslighting.
Tìm hỗ trợ từ người tin cậy
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể tìm sự hỗ trợ của người tin cậy hoặc chuyên gia tâm lý. Hãy chia sẻ với những người bạn tin tưởng về những gì bạn đang trải qua. Họ có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ tinh thần và những lời khuyên hữu ích. Để tìm sự hỗ trợ chuyên môn, bạn có thể tìm kiếm các nhà tâm lý học hoặc các chuyên gia tâm lý đã có kinh nghiệm trong việc đối phó với Gaslighting. Các chuyên gia này có thể giúp bạn đánh giá lại tình huống và cung cấp các chiến lược đối phó hiệu quả.
Nếu bạn quyết định tìm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý để biết Gaslighting là gì thì hãy liên hệ và đặt lịch hẹn với họ. Đây là cơ hội để bạn có thể được lắng nghe và hỗ trợ bởi một người có kinh nghiệm và đào tạo chuyên sâu về vấn đề mà bạn đang phải đối mặt. Trước khi hẹn gặp, hãy chuẩn bị và thảo luận về những mục tiêu và mong đợi của bạn khi gặp gỡ chuyên gia tâm lý. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa thời gian và sự chuyên môn của họ để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý
Cuối cùng, tự chăm sóc sức khỏe tâm lý là một phần quan trọng trong việc bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng của Gaslighting và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống . Bạn có thể luyện tập Yoga giúp bạn giảm stress, cải thiện tập trung và cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách rõ ràng hơn. Đây là những kỹ năng giúp bạn tăng cường sự chú ý và kiểm soát cảm xúc.
Tạm Kết
Bài viết trên, chúng tôi đã giải thích Gaslighting là gì, dấu hiệu, hậu quả và cách không bị Gaslighting cho các bạn nắm được. Đây là một cách thao túng tâm lý khiến bạn trở nên nghi ngờ bản thân, khó đưa ra quyết định khi cần thiết. Mong rằng mọi người sẽ nhận thức đúng đắn về hành vi này để sống đúng với bản ngã của chính mình. Hãy theo dõi chúng tôi qua fanpage Mytour và Mytour để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!