GDPR là viết tắt của Quy Định Bảo Mật Dữ Liệu Tổng Thể, được liên minh Châu Âu (EU) đưa ra. Nếu doanh nghiệp của bạn đang dự định hợp tác với EU hoặc muốn tìm hiểu về GDPR, hãy cùng Glints khám phá thêm về nó trong bài viết này nhé!
GDPR là viết tắt của Quy Định Bảo Mật Dữ Liệu Tổng Thể, là quy định yêu cầu các doanh nghiệp bảo mật dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của công dân EU khi thực hiện giao dịch với các quốc gia thành viên EU.
Tháng 4/2016, GDPR được thông qua để thay thế các luật bảo mật dữ liệu đã lỗi thời từ năm 1995. Hiện nay, GDPR được áp dụng đồng bộ trên 28 thành viên EU. Để hiểu rõ về GDPR, doanh nghiệp cần dành thời gian và công sức để nghiên cứu, thực hiện sao cho hiệu quả nhất.
Tuân thủ GDPR đặt ra nhiều thách thức cho đội ngũ bảo mật của doanh nghiệp, chẳng hạn như phạm vi rộng lớn của thuật ngữ “thông tin định danh cá nhân”, bao gồm cả địa chỉ IP cá nhân hoặc dữ liệu cookies.
Mặc dù nhiều yêu cầu của GDPR không trực tiếp liên quan đến bảo mật thông tin, nhưng việc thay đổi hệ thống và quy trình sẽ ảnh hưởng đến hệ thống và giao thức bảo mật.
2. Vai Trò của GDPR là gì?
Sự ra đời của GDPR giúp giải quyết hiệu quả các yêu cầu và lo ngại về quyền riêng tư. Trước khi GDPR ra đời, Liên minh Châu Âu đã có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng dữ liệu cá nhân của người dân, nhưng khi internet phát triển mạnh mẽ, các quy định này đã trở nên lỗi thời.
Người dân ở Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc EU lo ngại về việc thông tin cá nhân của họ bị rò rỉ, đặc biệt là thông tin về tài chính và ngân hàng. Theo một khảo sát gần đây, khoảng 62% người tham gia cho rằng nếu thông tin cá nhân của họ bị rò rỉ, họ sẽ đổ lỗi cho công ty chứ không phải hacker.
Do đó, nhiều người khi đăng ký các dịch vụ trực tuyến thường cung cấp thông tin giả để tránh bị tiết lộ hoặc bán thông tin.
3. Các Thông Tin Được GDPR Bảo Vệ Là Gì?
Vậy những thông tin nào được GDPR bảo vệ? Hãy cùng Glints tìm hiểu nhé.
- Các thông tin cơ bản như địa chỉ, số ID, và tên
- Dữ liệu duyệt web, địa chỉ IP, cookies, và thẻ RFID
- Dữ liệu sinh trắc học
- Thông tin về sức khỏe và di truyền
- Quan điểm chính trị
- Chủng tộc/dân tộc
- Xu hướng tình dục
GDPR áp dụng cho những ai? Đối tượng áp dụng quy định GDPR bao gồm các công ty lưu trữ hoặc sở hữu thông tin cá nhân của công dân EU. Cụ thể, những công ty cần tuân thủ GDPR nếu:
- Trụ sở được đặt tại khu vực Liên minh châu Âu
- Quy mô của công ty vượt quá 250 nhân viên
- Quy mô công ty dưới 250 nhân viên nhưng việc xử lý dữ liệu ảnh hưởng đến quyền lợi và tự do cá nhân lao động, bao gồm cả dữ liệu nhạy cảm.
Dựa trên các tiêu chí này, Propeller Insights đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và kết luận rằng gần 53% doanh nghiệp công nghệ sẽ chịu ảnh hưởng từ các quy định của GDPR. Cụ thể như sau:
- Lĩnh vực bán lẻ trực tuyến chiếm 45%
- Công ty phần mềm chiếm 44%
- Dịch vụ tài chính chiếm 37%
- Dịch vụ trực tuyến/SaaS chiếm 34%
- Sản phẩm bán lẻ đóng gói/tiêu dùng chiếm 33%.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tuân thủ GDPR một cách hiệu quả? Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:
- Thông báo về các quy định GDPR đến các phòng ban: Ngoài bộ phận Công nghệ thông tin, các phòng ban khác như Tiếp thị, Bán hàng, Tài chính, Quản trị cần được nhắc nhở và tuân thủ GDPR. Điều này bao gồm việc chia sẻ thông tin và sẵn lòng giải quyết các vấn đề khi cần thiết. Cần lưu ý đến việc sử dụng thiết bị cá nhân như điện thoại di động, đảm bảo rằng các ứng dụng cá nhân đều tuân thủ GDPR.
- Đánh giá rủi ro định kỳ: Thống kê cho thấy có hơn 39,000 ứng dụng sử dụng và thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Đội ngũ Công nghệ thông tin của doanh nghiệp có thể không kiểm soát được tất cả các ứng dụng này. Vì vậy, việc đánh giá rủi ro là cách giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.
- Lập kế hoạch bảo vệ dữ liệu: Hầu hết các công ty đã có kế hoạch bảo vệ dữ liệu, tuy nhiên, để tránh các sai sót, các kế hoạch này cần được xem xét và cập nhật thường xuyên.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu về GDPR là gì? Việc tuân thủ GDPR không chỉ giúp doanh nghiệp tránh phạt từ cơ quan chức năng mà còn là cách để tăng cường hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.