1. Cách nhận biết vết thương đã bị nhiễm trùng
Vết thương ở chân có thể xuất phát từ các hoạt động hàng ngày, công việc, thể thao hoặc phẫu thuật. Vết thương phổ biến nhất là các vết rạch, đâm, va đập,... Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, vết thương ở chân có thể tự lành hoặc cần sự can thiệp của các phương pháp y tế.
Các vết thương, bỏng, loét hoặc phẫu thuật nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và nhiễm trùng. Một số vết thương nhẹ có thể tự lành hoặc hồi phục với sự giúp đỡ của thuốc. Tuy nhiên, vết thương nghiêm trọng bị nhiễm trùng có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Do đó, việc vệ sinh và chăm sóc vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng.
Ngoài các tổn thương do công việc, sinh hoạt hàng ngày, tình trạng nhiễm trùng có thể phát triển sau khi phẫu thuật. Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của phẫu thuật, có thể gây tử vong. Vết mổ bị nhiễm trùng cũng có thể làm chậm quá trình phục hồi, kéo dài thời gian điều trị và tăng chi phí y tế.
Vết thương bị nhiễm trùng có một số dấu hiệu như sau:
-
Ở vùng vết thương có thể xuất hiện nhiều chất dịch màu vàng, xanh kèm theo mùi hôi khó chịu và mủ.
-
Cảm giác đau nhức ở vùng gần vết thương tăng dần theo thời gian, kèm theo sưng đỏ và phù nề.
-
Vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây mệt mỏi kéo dài và sốt cao.
Nếu phát hiện vết thương nhiễm trùng sớm và xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe.
Vết thương nhiễm trùng có thể gây sốt cao kéo dài và làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
2. Xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng
Xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng giúp quá trình điều trị vết thương diễn ra thuận lợi hơn, thường sử dụng phương pháp xét nghiệm cấy dịch từ vết thương hở. Bác sĩ thường lấy mẫu dịch hoặc mủ từ vết thương để nuôi cấy. Các đĩa thạch chứa chất dinh dưỡng để kích thích sự phát triển của vi khuẩn và xác định chủng loại.
Quá trình lấy mẫu dịch thường diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ thoa cồn 70 độ xung quanh vết thương và sử dụng que bông vô khuẩn để lấy mẫu dịch. Nếu cần, họ có thể sử dụng kim tiêm để hút dịch.
Nếu vết thương không có nhiều mủ hoặc nằm sâu, nhân viên y tế sẽ lau sạch vết thương với cồn 70 độ và nước muối sinh lý, sau đó lấy mẫu mủ hoặc mô dập nát để đưa đi xét nghiệm.
Bệnh phẩm sau khi lấy cần được vận chuyển nhanh chóng đến phòng xét nghiệm, không quá 2 tiếng, và dịch lấy từ ống kim tiêm không quá 6 tiếng. Chúng có thể được bảo quản trong môi trường chuyên biệt trong vòng 3 ngày.
Kéo dài tình trạng nhiễm trùng vết thương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Người bệnh có vết thương ở chân nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Để vết thương nhanh chóng hồi phục, mỗi người cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, bổ sung các chất sau:
-
Thực phẩm giúp tái tạo và sản xuất máu.
-
Thực phẩm giàu protein, vitamin B, C, K.
-
Thực phẩm chứa nhiều chất khoáng và kẽm.
Vết thương ở chân nên tránh những thức ăn nào
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nhanh chóng phục hồi, nên hạn chế các thực phẩm sau:
Thịt gà và cơm nếp
Thịt gà và cơm nếp cần tránh khi có vết thương hở, đặc biệt là khi da đang bắt đầu làm mới. Sử dụng quá nhiều thực phẩm này có thể gây ngứa, khó chịu. Đặc biệt, sau quá trình điều trị và phục hồi, vết thương có thể để lại sẹo lớn.
Rau muống
Rau muống thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân có vết thương hở, rau muống có thể tạo ra các sẹo lồi không đẹp mắt.
Thịt bò
Thịt bò chứa nhiều protein có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe, nhưng không nên sử dụng cho người có vết thương ở chân. Thịt bò có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo và vết thâm vĩnh viễn, khó điều trị bằng các phương pháp thông thường.
Giảm lượng hải sản
Hải sản thường được coi là một phần dinh dưỡng quan trọng, giàu chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bị vết thương hở, hải sản có thể gây ra các phản ứng dị ứng, gây ngứa và khó chịu.
Người bị thương ở chân cần tăng cường lượng Vitamin và Protein trong chế độ ăn uống
4. Chú ý khi chăm sóc vết thương
Trong quá trình chăm sóc vết thương ở chân, để giảm thời gian phục hồi, cần chú ý đến những điểm sau:
-
Hạn chế tiếp xúc nước với vết thương.
-
Tránh sử dụng các loại thuốc dân gian tự ý thoa lên vết thương.
-
Không chạm vào vết thương bằng tay hoặc bóc vảy tự ý.
-
Chỉ sử dụng thuốc thoa khi vết thương đã bắt đầu kéo da non và cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi.
-
Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc tại nhà.
-
Thăm khám bác sĩ khi vết thương có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
-
Vết thương cần được vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn hoặc sát trùng.
-
Hạn chế vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, và băng bó cẩn thận khi ra ngoài.
-
Buổi tối, tháo băng để vết thương được thông thoáng khi đi ngủ.
Quá trình chăm sóc vết thương cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ