Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 76) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Xác định chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết.
- Tìm chủ đề và thông tin chính.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề trong đoạn trích: “Các loài tiến hoá và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường”. Thông tin chính được trình bày là vai trò của cái chết đối với sự sống và sự tiến hoá của các loài sinh vật.
Câu 2
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết.
- Tìm các luận điểm được tác giả sử dụng để phát triển chủ đề.
Lời giải chi tiết:
Thông tin chính được phát triển thành các ý phụ và chi tiết sau:
– Cái chết là một phần của sự sống và là động lực tiến hoá của các loài sinh vật.
– Nếu không có cái chết, không có sự tiến hoá.
Câu 3
Các dữ liệu đề cập trong đoạn trích có tác dụng gì?
Phương cách giải:
- Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết.
- Chú ý đến các dữ liệu được đề cập trong đoạn trích.
- Rút ra ý nghĩa của dữ liệu đó.
Lời giải chi tiết:
- Các dữ liệu được đề cập trong đoạn trích (“300 000 năm sau Bích Beng (Big Bang)”, “13,7 tỷ năm sau vụ nổ khởi thuỷ”)
- Ý nghĩa: Giúp người đọc hình dung cụ thể hơn sự bất biến, không tiến hoá của các loài vô sinh, qua đó nhấn mạnh vai trò của cái chết đối với sự tiến hoá ở các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 4
“Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống.”. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Phương cách giải:
- Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết.
- Áp dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đây là một câu hỏi mở. Mỗi học sinh, dựa trên kinh nghiệm sống và quan điểm riêng, có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau.
Gợi ý:
Giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết” là hai mặt đối lập nhau, nhưng lại có quan hệ gắn bó chặt chẽ và song hành với nhau.
- Khoảng cách giữa sự sống và cái chết rất mong manh, đòi hỏi sinh vật phải đấu tranh để sinh tồn. Trước bị cái chết đe doạ, đòi hỏi chúng phải có sức đề kháng mãnh liệt và bật dậy bằng cách thể hiện một sức sáng tạo. Cái chết cho phép sự sống tiến lên.