Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MÌNH NÓI DỐI TA
Mình nói dối ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình
(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Sđd, tr. 204)
Câu 1
Câu 1 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Thể loại của bài ca dao là gì?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ lục bát biến thể
D. Thể thơ Đường luật
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản gợi nhớ kiến thức về thể thơ để chọn thể thơ đúng cho bài ca dao.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C. Thể thơ lục bát biến thể.
Câu 2
Câu 2 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Cặp đại từ nhân xưng “ta - mình” trong bài ca dao thể hiện thái độ nào của nhân vật trữ tình?
A. Thân mật, suồng sã
B. Nghiêm túc, trang trọng
C. Gần gũi, thân thương
D. Lạnh lùng, xa cách
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài ca dao chú ý cặp đại từ nhân xưng “ta-mình” từ đó rút ra thái độ của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C: Gần gũi thân thương.
Câu 3
Câu 3 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích các yếu tố tự sự trong bài ca dao và tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Tìm các yếu tố tự sự trong bài ca dao và lý giải tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố tự sự: nhân vật (chàng trai, cô gái, đứa con nhỏ), tình huống (chàng trai phát hiện cô gái nói dối mình), chi tiết “thắt nút” (sự xuất hiện của đứa con nhỏ), chi tiết “mở nút” (chàng trai đi xách nước rửa cho đứa con “những trấu cùng tro” của cô gái).
- Tác dụng của các yếu tố tự sự: Tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, giúp nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Câu 4
Câu 4 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Đánh giá về nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài ca dao và phân tích nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Trong bài ca dao, nhân vật chính được xây dựng rất cụ thể, biểu hiện tính cách qua hành động và ngôn ngữ. Cách tác giả sử dụng các từ xưng “ta” và “mình” cũng gợi lên một mối quan hệ thân thiết giữa nhân vật chính và cô gái. Tính cách của nhân vật chính thể hiện sự bao dung và quan tâm đặc biệt đối với đứa trẻ của cô gái.
Câu 5
Câu 5 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Lựa chọn giữa hai phiên bản của bài ca dao và giải thích sự lựa chọn.
Phương pháp giải:
So sánh hai phiên bản và trình bày ý kiến cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Em thích phiên bản dị hơn vì nó có kết thúc “có hậu”, với chàng trai chăm sóc và bày tỏ tình yêu thương với đứa trẻ của cô gái.
Câu 6
Câu 6 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
So sánh cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này và trong đoạn thơ khác.
Phương pháp giải:
So sánh và nhận xét sự khác biệt giữa hai nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn miêu tả lời tâm tình ân cần của chàng trai đối với người yêu. Trong khi đó, bài ca dao Mình nói dối ta miêu tả hành động bất thường của chàng trai khi phát hiện cô gái nói dối. Tuy tình huống khác nhau nhưng cả hai nhân vật đều cho thấy lòng tốt và sự quan tâm đặc biệt đối với đứa trẻ của cô gái.