Câu 1
Từ những thông tin mà em tìm hiểu, hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Phương pháp giải:
- Tìm đọc các tài liệu liên quan đến bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Tìm hiểu về cuộc đời, hoàn cảnh sống và sự nghiệp của tác giả để từ đó tìm ra hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Vào mùa thu năm 766, Đỗ Phủ vẫn đang sống trong những ngày khó khăn tại Quỳ Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), cảm thấy áp lực của thời cuộc, ông viết bài thơ Cảm xúc mùa thu.
Câu 2
Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có điểm gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ quan sát từ những vị trí nào?
Phương pháp giải:
- Xác định vị trí của 4 câu đề và thực
- Đọc hai câu đề và hai câu thực sau đó đọc lại cả bài
- Liên tưởng khung cảnh mùa thu trong bài thơ
- Liên hệ với khung cảnh màu thu trong thực tế
- Tìm ra điểm khác biệt và đặc biệt về cách miêu tả và vị trí quan sát của nhà thơ
Lời giải chi tiết:
- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực gợi nên sắc thu tiêu điều, bi thương, mênh mông, rợn ngợp, xơ xác, ảm đạm → Cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo, chênh vênh, lo lắng của tác giả trước thời cuộc.
Cảnh mùa thu thông thường rất đẹp, gợi cho ta cảm giác thoải mái, dễ chịu với màu vàng của lá hòa vào với cái se se lạnh.
- Để miêu được quang cảnh đó, nhà thơ đã quan sát từ vị trí: Hai câu đề tác giả quan sát từ vị trí trên cao để phóng tầm mắt xuống cảnh vật bên dưới, tầm nhìn từ xa tới gần. Hai câu thực tác giả đứng ở vị trí thượng nguồn sông Trường Giang.
Câu 3
Chỉ ra cách gieo vẫn và phép đối được thể hiện trong bài thơ Đường luật Cảm xúc mùa thu.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phiên âm bài thơ tìm ra cách gieo vấn và phép đối được thể hiện trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Vần được gieo ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 trong bài Cảm xúc mùa thu (phiên âm) là vần “âm”.
- Phép đối được thể hiện ở hai câu thực và hai câu luận. Đối giữa các vế của câu trên với câu dưới, đối giữa hai câu với nhau:
+ Giữa lòng sông với bầu trời xa xôi,
Trên cửa ải, mây u ám che khuất mặt đất.
+ Khóm cúc nở hoa đã hai lần tuôn rơi nước mắt ngày trước,
Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.
Câu 4
Từ ngữ nào trong câu thơ “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” chưa được chuyển tải thành công qua bản dịch thơ?
Phương pháp giải:
Đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của văn bản và đối chiếu nghĩa của câu thơ ở các phần.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 5
Bức tranh cảnh thu trong bài thơ đã thể hiện tình thu như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản rút ra tình cảm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 6
Nỗi lòng nhà thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Theo em hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Xác định hình ảnh xuất hiện trong 4 câu thơ cuối
- Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác để hiểu được nối lòng của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Nỗi lòng nhà thơ được thể hiện qua hình ảnh: khóm cúc nở hoa lần hai, con thuyền lẻ loi, hình ảnh mọi người nhộn nhịp may áo rét, giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông.
Theo em hình ảnh ấn tượng nhất là: Con thuyền cô độc, lẻ loi. Vì con thuyền cô độc là hình ảnh biểu tượng khơi gợi sự trôi nổi, lư lạc của con người, đặc biệt là với những con người xa quê hương khao khát được quay trở về.
Câu 7
Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ xác định được sự nhất quán trong chủ đề, nội dung cảm xúc, hình ảnh nghệ thuật và ý nghĩa nhan đề trong bài.
Lời giải chi tiết:
Cả bài thơ từ chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc, sự liên kết giữa các phần trong bài thơ và toàn bộ thi liệu (rừng thu, hoa thu, tiếng thu, khí thu, con người tuổi tác đã xế chiều,…) đều toát lên chất thu.
Sự vận động của tứ thơ từ thu cảnh đến thu tâm nhưng trong cảnh luôn có tâm và tâm hoà quyện cùng cảnh đã thể hiện sự nhất quán của chất thu trong toàn bộ bài thơ.
Câu 8
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
b. Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến nội dung được phản ánh trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1)?
c. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trước hiện thực mà bài thơ phản ánh?
d. Hãy tìm các tiếng mang vần trong phần phiên âm bài thơ. Chỉ ra các phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận ở phần Dịch nghĩa.
Lời giải chi tiết:
a. Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
Bố cục: 4 phần (đề, thực, luận, kết).
b. Bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) viết về cảnh đất nước, quê hương đang bị biến đổi trong loạn lạc, chiến tranh qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng cho sự tồn vong của triều đại, đất nước và nỗi niềm mong muốn cho cuộc sống bình yên trở lại.
Với nội dung phản ánh như vậy rõ ràng Cảm xúc mùa thu (bài 4) và Cảm xúc mùa thu (bài 1) có mối quan hệ chặt chẽ. Cả hai bài đều thông qua việc miêu tả quang cảnh mùa thu nơi xứ người để thể hiện nỗi lòng, tâm sự thương nhớ quê nhà, lo lắng cho vận mệnh đất nước của một người đang phải rời xa quê hương vì loạn lạc như Đỗ Phủ.
c. Trước những thay đổi liên tục ở kinh đô, trong triều đình do loạn An Lộc Sơn, ở vùng biên giới sự hỗn loạn vẫn luôn xảy ra do sự xâm lấn của các tộc ngoại bang, Đỗ Phủ vô cùng lo lắng. Tấm lòng của ông luôn hướng về Trường An, về quê nhà, thể hiện sự lo lắng, trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc, mong muốn sự an lành cho quê hương đang chìm trong loạn lạc.
d.
- Các từ mang vần trong phiên âm của bài thơ nằm ở cuối các câu 1, 4, 6, 8.
- Phép đối trong hai câu thực, hai câu luận:
Nhà cửa/ của công hầu/ đều có/ chủ mới,
Áo mũ/ các quan văn võ/ đã khác/ ngày xưa.
Biên cương/ phía bắc/ vang/ tiếng trống đồng,
Xe ngựa/ miền tây/ dong ruổi/ thư lông.
Tác giả sử dụng khá triệt để phép đối: hai cầu thực đối với nhau, hai câu luận đối với nhau. Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, hình ảnh câu trên đối với hình ảnh câu dưới. Ở đây còn có thể nhận ra ít nhiều sự đối nhau giữa hai câu thực và hai câu luận theo hướng đối tương đồng, nghĩa là cùng hướng tới việc thể hiện sự loạn lạc, bất an của hiện thực đất nước.
Việc vận dụng phép đối giúp cho hình ảnh được diễn tả trong các câu thơ trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.