Biểu đồ dưới đây thảo luận vấn đề gì? Chuẩn bị một bài thuyết trình về điều đó.
Yêu cầu
Biểu đồ dưới đây thảo luận vấn đề gì? Chuẩn bị một bài thuyết trình về điều đó.
Số liệu dự báo mô hình hoả của ILO, tháng 11/2019. Thanh niên được xác định là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để chuẩn bị cho bài thuyết trình, bạn có thể tham khảo các bước sau:
– Bước 1: Đọc kĩ tên biểu đồ để hiểu vấn đề chính.
– Bước 2: Quan sát kỹ các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong biểu đồ, diễn giải ý nghĩa của các kí hiệu và thông tin chính.
– Bước 3: Tìm kiếm thông tin từ nguồn đáng tin cậy.
– Bước 4: Tổng hợp, chọn lọc, và ghi chép thông tin.
– Bước 5: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình.
- Bước 6: Chuẩn bị phương tiện trực quan hỗ trợ.
Lời giải chi tiết
Mở đầu: Thể hiện quan điểm của bạn về việc làm/ tỉ lệ thất nghiệp
- “Biểu đồ thể hiện sự biến động về tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ năm 2012 đến năm 2020 giữa các nước châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.
Triển khai:
- Thất nghiệp (Unemployment) là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỉ lệ % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động
- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi lao động đang tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu đe doạ các nền kinh tế trên thế giới.
- Từ trước năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên các nước châu Á – Thái Bình Dương thấp hơn so với các nước trên thế giới, nhưng từ năm 2018, tỷ lệ đó tăng cao. Đây là những cảnh báo rất đáng chú ý về vấn đề thất nghiệp của thanh niên các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Kết thúc: Mở rộng, nâng cao vấn đề hoặc gợi mở người đọc tiếp tục suy nghĩ về những khía cạnh khác của vấn đề.
- Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam
+ Trước đại dịch Covid-19, năm 2019 Việt Nam có số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ so với năm 2018. Theo theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý I là 2,00%; quý II là 1,98%; quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.
+ Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh thành phố. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng.
- Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:
+ Thiếu định hướng nghề nghiệp: khi thiếu định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến việc chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân. Điều này sẽ gây ra tình trạng chán nản, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết nên tìm công việc gì là tốt nhất cho mình.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Việt Nam có nguồn lao động phong phú nhưng chất lượng chưa đạt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu. Có những công việc đòi hỏi trình độ cao và đào tạo chuyên môn, nhưng một phần lớn lao động vẫn chưa đủ điều kiện.
+ Thiên tai, dịch bệnh: Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một phần lớn lao động ở những khu vực bị thiệt hại, dẫn đến mất việc làm trong thời gian dài.
+ Máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người: Trong cách mạng 4.0, thời đại của công nghệ, nhiều lao động bị thay thế bởi máy móc hiện đại.
- Giải pháp:
+ Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động: Cần cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là ở trình độ đại học và đào tạo nghề.
+ Lao động tự phát triển chuyên môn và kỹ năng khi có cơ hội, bản thân họ nên tích cực học hỏi, cập nhật kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và kỹ năng của mình.
+ Mở các chương trình đào tạo và đào tạo nghề miễn phí: Với tình hình chất lượng lao động còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển.