Đọc lại bài thơ Mùa xuân nhỏ trong Sách giáo khoa (trang 90 - 91) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu sâu hơn về bài thơ như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kỹ bài thơ và chỉ ra hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Cho biết ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tác đối với bài thơ đó. Lời giải chi tiết: + Hoàn cảnh sáng tác: “Mùa xuân nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi nhà thơ qua đời. + Ý nghĩa hoàn cảnh sáng tác: hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp chúng ta hiểu “Mùa xuân nhỏ” như một lời tâm niệm thiết tha của nhà thơ trước lúc từ giã cõi đời; thể hiện quan niệm sống muốn được cống hiến cho đất nước, góp sức nhỏ của mình vào sự phát triển chung của cả dân tộc.
Câu 2: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng các giác quan nào? Phương pháp giải: Đọc khổ thơ đầu và xác định nhà thơ cảm nhận mùa xuân qua các giác quan nào. Lời giải chi tiết: Nhà thơ cảm nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác, xúc giác.
Câu 3: Trong bài thơ Mùa xuân nhỏ có những hình ảnh mùa xuân nào? Từ việc chỉ ra những hình ảnh đó, hãy cho biết cấu trúc của bài thơ được triển khai như thế nào?
Câu 4: Liệt kê những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng hòa nhập, cống hiến cho đời
Câu 5: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng: - Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước
Câu 6: Theo em, từ “xôn xao” trong dòng thơ: “Tất cả như xôn xao” có thể thay thế bằng từ “lao xao” được không? Vì sao?