Đề bài
Có người cho rằng, trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) chỉ là sự nông nổi, vô tâm của tuổi trẻ, đáng cảm thông; có người lại xem đó là trò tai ác, gây tổn thương cho Na-đi-a. Bạn suy nghĩ như thế nào về điều đó?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đọc lại văn bản
- Chú ý thái độ, tâm trạng của “Na-đi-a” và nhân vật “tôi”.
- Từ đó đưa ra quan điểm của mình về nhận định trên.
Lời giải chi tiết
Học sinh có thể chọn một trong hai cách hiểu trên hoặc đưa ra cách hiểu riêng của mình để lập đề cương cho bài nói, miễn là các dữ kiện từ tác phẩm phải phù hợp với lập luận
Ví dụ:
Có thể coi trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) là biểu hiện của sự nông nổi, thiếu tự tin của tuổi trẻ, đồng thời cũng đáng cảm thông vì:
- Nhân vật “tôi” là một người trí thức, tinh tế, nhưng lại thiếu tự tin, không dám thổ lộ tình cảm, mà phải mượn lời của gió, thì thầm từ xa. Thậm chí khi trưởng thành hơn, chàng vẫn không dám thú nhận tình yêu và nuối tiếc của mình khi cô gái ấy đã chọn người khác.
- Mặc dù “tôi” có hơi quá mức khi đùa giỡn tình cảm của Na-đi-a (mỗi lần trượt tuyết, “tôi” luôn đưa tai gần Na-đi-a và thì thầm “Na-đi-a, anh yêu em!”). Lời nói ấy khiến Na-đi-a bối rối, nàng không biết liệu đó là “tôi” hay gió nói. Nàng đề nghị chàng trai trượt lại, thậm chí nàng còn mạo hiểm trượt một mình để tìm hiểu điều bí ẩn. Nhưng nếu không có ngày đó, có lẽ Na-đi-a sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa của tình yêu và sẽ sống như một bóng ma không biết đến đam mê. Từ câu đùa ấy mới làm cho tình yêu bắt đầu nảy nở trong tâm hồn Na-đi-a.
- Cuối cùng, Na-đi-a vẫn có hạnh phúc nhưng không cùng với “tôi”. Đó có thể là kết thúc tốt nhất cho mối quan hệ đùa giỡn, trở thành những kỷ niệm không thể nào quên trong lòng hai người. Như A.I.Bordanovich đã từng phê bình “…trong phần kết, vẫn có một chút buồn, như cuộc sống vẫn chứa đựng nỗi buồn, nếu trong cuộc đời, những kỷ niệm xúc động nhất và tuyệt vời nhất chỉ là những trò đùa của tuổi trẻ” .