Đọc lại văn bản Cải ơi! trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.48 -53) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tóm tắt câu chuyện trong truyện ngắn.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định các sự kiện chính để tóm tắt.
Lời giải chi tiết:
Cải ơi là một truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, nói về nỗi niềm của người cha già tìm con gái mất tích. Nhà văn đã tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc với nhiều tình tiết sâu sắc.
Câu 2
Câu 2 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Đánh giá cách nhà văn tổ chức câu chuyện dựa vào thứ tự các sự kiện trong câu chuyện (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, lưu ý phần tóm tắt ở câu 1 để đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã sắp xếp trình tự sự kiện theo thời gian, xen kẽ với hồi tưởng của nhân vật chính, tạo nên một cấu trúc hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 3
Câu 3 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Người kể chuyện trong truyện ngắn là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản, xác định người kể chuyện và nhận xét về thái độ của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện là tác giả.
- Tác giả đã thể hiện thái độ quan tâm, đồng cảm với nhân vật Năm Nhỏ, một người cha đầy tình yêu thương.
Câu 4
Câu 4 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản, xác định các điểm nhìn của câu chuyện và phân tích sự thay đổi điểm nhìn trong một đoạn cụ thể.
Lời giải chi tiết:
- Hệ thống điểm nhìn của truyện linh hoạt.
- Ví dụ cụ thể:
“Y hệt, ông già Năm Nhỏ cũng có nhà mà không về được. Đã đau quá trời đất rồi, cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu,..”
→ Điểm nhìn thay đổi từ ông già Năm Nhỏ sang những người xung quanh khi nghi ngờ ông Năm Nhỏ giết con.
Câu 5
Câu 5 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Ở phần cuối truyện ngắn, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản, chú ý đoạn cuối liên hệ với nội dung chính của đoạn trích để đưa ra suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Theo em đây không phải là một lời nói ngẫu nhiên thoáng qua. Mà nhằm thể hiện điều tác giả muốn gửi gắm về những con người mảnh đất này, họ quá nhân hậu, tốt bụng. Đây là điều đáng quý nhưng vào một số chuyện sẽ gây phiền hà, rắc rối cho người khác.
Câu 6
Câu 6 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản, chú ý các từ ngữ địa phương được sử dụng để đưa ra nhận xét về nó.
Lời giải chi tiết:
Theo em sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực. Về tích cực sẽ giúp mang lại dấu ấn cho tác phẩm thể hiện rõ tình yêu về quê hương. Nhưng nó sẽ mang lại tiêu cực đó là số lượng tiếp cận sẽ thu hẹp vì nếu không được chú thích cụ thể thì người đọc ở nơi khác sẽ không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa.