Đọc lại văn bản Ca nhạc ở Miệt Vườn trong SGK Ngữ văn 11, tập (tr. 89 – 92) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Đờn ca tài tử có mối liên hệ như thế nào với sự phát triển của chữ quốc ngữ ở miền Nam Việt Nam? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại cả văn bản để chỉ ra mối liên hệ với sự phát triển của chữ quốc ngữ. Lời giải chi tiết: Ý chính bao trùm các đoạn này: chữ quốc ngữ là phương tiện để phổ biến các bài ca tài tử. Để làm sáng tỏ ý chính, tác giả cung cấp ví dụ cụ thể về một tập sách đờn ca tài tử được xuất bản bằng chữ quốc ngữ.
Câu 2 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Cộng đồng biểu diễn và thưởng thức đờn ca tài tử bao gồm những thành phần nào? Các thành phần này có mối quan hệ với nhau ra sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn văn bản đưa ra những thành phần và mối quan hệ với nhau. Lời giải chi tiết: Đờn ca tài tử là để di dưỡng tính tình, giao cảm với bạn tri âm, là dịp bạn bè gặp nhau. Cộng đồng đờn ca tài tử bao gồm các thành phần chính: Người chơi nhạc: tài tử, người phong lưu, không đặt vấn đề danh lợi. Người thưởng thức âm nhạc: thành phần trung lưu trong xã hội. Người tổ chức (chủ nhà); thân hào, nhân sĩ hoặc hương chức hội tề là người có thể không biết đờn ca nhưng lại dám “xuất tiền ra xài vô điều kiện. Ba thành phần này tương tác và cộng hưởng, khiến cho đờn ca tài tử trở thành một hoạt động giải trí, nghệ thuật và sinh hoạt văn hoá đặc sắc của Miệt Vườn.
Câu 3 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Đờn ca tài tử có vai trò gì đối với sự phát triển của nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn văn bản để chỉ ra vai trò đối với sự phát triển của nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ. Lời giải chi tiết: Đờn ca tài tử liên quan đến việc hình thành ngành cải lương mà Miệt Vườn là lò đào tạo, Từ cái nôi đờn ca tài tử, các nghệ sĩ đã không ngừng cải tiến, sáng tạo để tạo ra những hình thức biểu diễn mới, những giai điệu mới, nhạc cụ mới. Những yếu tố này sẽ là nền tảng cho sự ra đời của sân khấu cải lương, một “đặc sản” văn hoá của miền Tây Nam Bộ.
Câu 4 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Đờn ca tài tử hình thành và phát triển trong bối cảnh nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn văn bản để xác định bối cảnh hình thành và phát triển. Lời giải chi tiết: Có mấy yếu tố chính dẫn đến sự hình thành của đờn ca tài tử như sau: - Bối cảnh chính trị: Đờn ca tài tử hình thành trong bối cảnh ngoại bang đô hộ, các chức vụ quan trọng trong chính quyền đều trong tay người Pháp, thương mại nằm trong tay người Hoa kiều hoặc Ấn Độ, khiến cho các ông chủ đồn điền bản xứ phải dựa vào tầng lớp trung lưu và giới bình dân. Đờn ca tài tử là cơ hội để truyền bá lòng yêu nước, thoát khỏi sự lưu ý của nhà cầm quyền. - Bối cảnh kinh tế: Đờn ca tài tử ra đời ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ mới thành lập, lúa gạo thừa thãi, tiền bạc dư dả. Đờn ca tài tử là hình thức giải trí lành mạnh của người dân Nam Bộ. - Bối cảnh xã hội: Đờn ca tài tử được phổ biến với sự phát triển của chữ quốc ngữ và ngành xuất bản.
Câu 5 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra trình tự sắp xếp các thông tin trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chỉ ra cách sắp xếp của các thông tin trong văn bản. Lời giải chi tiết: * Các thông tin trong văn bản được trình bày theo tầm quan trọng của vấn đề gồm ba ý chính (đã được phân tích ở những câu hỏi trên): - Đờn ca tài tử phát triển dựa trên phương tiện là sự phổ biến của chữ quốc ngữ. - Đờn ca tài tử là hình thức giao lưu tình cảm, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người sáng tác - biểu diễn, người thưởng thức và người tổ chức. - Đờn ca tài tử là môi trường thúc đẩy sự ra đời của sân khấu cải lương ở miền Tây Nam Bộ.
Câu 6 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để phân tích quan điểm, thái độ của tác giả. Lời giải chi tiết: Tuy không bày tỏ một cách trực tiếp quan điểm, thái độ, nhưng qua cách trình bày thông tin trong văn bản, tác giả đã khẳng định giá trị của đờn ca tài tử là kết tinh của đời sống văn hoá, tinh thần và là cái nôi nuôi dưỡng nghệ thuật truyền thống Nam Bộ.
Câu 7 (trang 16, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Các từ ngữ địa phương được tác giả sử dụng trong văn bản có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để đưa ra từ ngữ địa phương được tác giả sử dụng có tác dụng. Lời giải chi tiết: Các từ ngữ địa phương được tác giả sử dụng trong văn bản giúp tái hiện một cách sống động lời ăn, tiếng nói của người Nam Bộ, làm phong phú kho tàng ngôn ngữ của người đọc, giúp người đọc hiểu hơn về văn hoá Nam Bộ.