Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về tình cảm ẩn chứa của tác giả trong câu thơ đầu “Chiều biên giới em ơi”
Lời giải chi tiết:
Câu thơ đầu “Chiều biên giới em ơi” được lặp lại ở các khổ thơ, cho thấy tình cảm yêu mến quê hương, đất nước của tác giả. Tác giả như đang cất lên khúc hát ngân vang về tình yêu đất nước muôn màu, đặc biệt là niềm tự hào về một chiều biên giới với những đổi thay của quê hương.
Câu 2
Hãy liệt kê những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ. Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những đại từ xưng hô được tác giả sử dụng trong bài thơ. Cho biết cách xưng hô đó thể hiện điều gì?
Lời giải chi tiết:
Tác giả xưng hô “em” – “ta”. Cách xưng hô đó khiến người đọc cảm nhận tình cảm của nhà thơ với quê hương, đất nước hoà quyện với tình yêu đôi lứa: vừa sâu sắc, trẻ trung, vừa da diết, nhớ nhung đầy quyến luyến.
Câu 3
Em cảm nhận không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ như thế nào?
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp của vùng đất biên cương mà tác giả miêu tả trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
+ Không gian: Vùng đất biên giới hiện ra buổi chiều bao la, hùng vĩ và thơ mộng, tràn đầy sức sống và thay đổi không ngừng.
+ Thời gian: một buổi chiều ở vùng biên giới
+ Vẻ đẹp: Những vùng đất, con sông, con suối, ngọn núi, rừng cây, ruộng lúa, ngọn gió,... hiện lên với vẻ đẹp bình dị, thân thương, thanh bình.
Câu 4
Tại sao tác giả viết: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương?
Phương pháp giải:
Lý giải ý nghĩa của câu thơ Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương
Lời giải chi tiết:
Tác giả viết Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương
Bởi tình yêu lứa đôi là sức mạnh để bảo vệ quê hương. Tình yêu biến thành vũ khí, giúp bảo vệ biên cương tổ quốc. Đây chính là động lực lớn để giữ gìn bình yên cho quê hương, đất nước.
Câu 5
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn gió / Thổi giữa trời quê hương
Phương pháp giải:
Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ và phân tích tác dụng đó
Lời giải chi tiết:
Biện pháp so sánh: “Hồn ta như ngọn gió”
Tác dụng: Thể hiện tình cảm sâu lắng của tác giả với biên cương tổ quốc. Tâm hồn như ngọn gió luôn vấn vương, liên kết và gắn bó với biên cương, không gì có thể thay đổi được.