Câu 1
Câu 1 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Nhận diện dấu hiệu cho thấy câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn trích và phân tích cách xưng hô để xác định ngôi kể.
Lời giải chi tiết:
- Dùng các từ: hắn, mẹ, vợ hắn.
→ Ngôi kể thứ ba, người kể bên ngoài câu chuyện.
Câu 2
Câu 2 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Làm rõ sự chuyển từ điểm nhìn người kể sang điểm nhìn nhân vật trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích và phân tích sự thay đổi điểm nhìn.
Lời giải chi tiết:
- Câu văn thể hiện sự chuyển đổi điểm nhìn:
“Vợ hắn quét sân, tiếng chổi kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh bình thường nhưng với hắn lại thấm thía cảm động. Hắn thấy yêu thương gắn bó với nhà mình lạ lùng.”
Câu 3
Câu 3 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tại sao Tràng lại “thấm thía cảm động” trước những điều “đơn giản bình thường” mà anh thấy? Theo em sự thay đổi tâm lý này có chân thực không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích và đưa ra lý do Tràng cảm thấy như vậy. Đánh giá tính chân thực, thực tế từ góc nhìn cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Tràng có cảm xúc đó vì: Lần đầu tiên Tràng tiếp cận được tình thương, cảm nhận niềm hạnh phúc mới mẻ khi nhận thức được giá trị thiêng liêng của gia đình.
- Theo em, sự thay đổi tâm lý này rất chân thực và đúng với thực tế. Trước những hạnh phúc mới mẻ, con người sẽ có sự thay đổi tâm lý.
Câu 4
Câu 4 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
So sánh đoạn này với miêu tả tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu trong truyện ngắn Chí Phèo để thấy nét tương đồng trong cái nhìn về con người giữa hai nhà văn.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn trích và hồi tưởng tác phẩm Chí Phèo để tìm ra điểm chung.
Lời giải chi tiết:
- Tương đồng: Cả hai nhà văn đều nhấn mạnh vẻ đẹp bên trong con người và sự thay đổi tâm lý khi trải nghiệm tình cảm gia đình. Tràng thay đổi khi tìm được niềm hạnh phúc gia đình, trong khi Chí Phèo thay đổi sau khi gặp Thị Nở và bắt đầu tỉnh rượu.
Câu 5
Câu 5 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Đoạn trích cho thấy cách nhìn nhận cuộc sống và thái độ của nhà văn Kim Lân đối với những người nghèo khó.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn trích và nhận xét cách nhìn và thái độ của tác giả đối với người nghèo.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích thể hiện giá trị nhân đạo cao cả, cho thấy sự thấu hiểu và đồng cảm, đồng thời khẳng định khát vọng sống của người nghèo khó.