Đọc lại văn bản Trong lòng mẹ trong SGK (tr. 84 -87) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Xác định đề tài, người kể chuyện và tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản “Trong lòng mẹ” trong SGK, xác định đề tài, người kể chuyện và tóm tắt nội dung câu chuyện
Lời giải chi tiết:
+ Đề tài: tình mẫu tử
+ Người kể chuyện: nhân vật bé Hồng, xưng “tôi”, kể theo ngôi thứ nhất
+ Tóm tắt:
Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu của bố và mẹ. Bố mất sớm, mẹ phải bỏ quê đi tha hương cầu thực, Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng đằng nội, đặc biệt là của bà cô bên chồng. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu Hồng những điều xấu xa để em ruồng rẫy và khinh miệt mẹ của mình. Bà cô còn hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa để chơi với mẹ và em bé không. Nhưng dù thế nào đi nữa,Hồng vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, Hồng chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Em đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.
Câu 2
Nhân vật bé Hồng phải sống trong hoàn cảnh như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chỉ ra hoàn cảnh sống của bé Hồng
Lời giải chi tiết:
Hồng phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương của những người thân trong gia đình, phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, đặc biệt là người cô độc ác luôn cố ý reo rắc vào đầu em những suy nghĩ xấu xa để em ruồng rẫy, khinh miệt mẹ của mình.
Câu 3
Những lời gièm pha của người cô có khiến bé Hồng oán giận mẹ của mình không? Chi tiết nào giúp em nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
Tìm ra chi tiết cho thấy những lời gièm pha của người cô có tác động đến tình cảm của Hồng dành cho mẹ hay không
Lời giải chi tiết:
+ Những lời gièm pha của người cô không làm Hồng ghét và khinh miệt mẹ của mình.
+ Chi tiết giúp em biết điều đó: Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến
Câu 4
Chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong đoạn văn từ Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về đến hết.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn trong SGK, chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
+ Bé Hồng vui sướng khi nhìn thấy một người giống mẹ ngồi trên xe kéo trước cổng trường.
+ Hồng lo âu, sợ hãi khi chạy theo xe và hình dung mình nhầm lẫn, người ngồi trên xe không phải là mẹ.
+ Hồng có cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Câu 5
Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng.
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Hồng
Lời giải chi tiết:
Hồng là một em bé tội nghiệp và đáng thương nhưng có tình yêu thương mẹ sâu sắc. Hồng nhận thức rất rõ những nỗi khổ mà mẹ đang phải gánh chịu, em thấy thương yêu mẹ và căm tức những hủ tục tàn độc và xấu xa đã đầy đọa mẹ của mình.