Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà của người Việt được xây trên mặt đất thay vì là nhà sàn như ở vùng núi và giống như những ngôi nhà của người Cao Miên và người Nam Kì. Tuy nhiên, đáng chú ý rằng, ở tỉnh Châu Đốc, người dân xây nhà theo kiểu nhà sàn giống như người Cao Miên, người hàng xóm của họ. Những người giàu có xây cọc nhà bằng đá xây ghép với nhau. Còn những người khác thì dùng tre hoặc gỗ làm cọc sàn. Ngoài ra, ở nông thôn tỉnh Sa Đéc, có một số ngôi nhà sàn được xây cọc bằng gạch theo kiểu châu Âu, có mái ngói, sàn và vách bằng gỗ, dành cho các chủ nhà giàu dùng làm trang trại. Ở vùng Bạc Liêu cũng có những ngôi nhà sàn trong các trang trại lớn của người Việt. Dưới tầng sàn được bố trí một cách tiết kiệm, dùng làm kho chứa đồ nông nghiệp, thậm chí làm chuồng trâu bò, hoặc nơi tạm trú cho thợ cày cấy.
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr. 173)
Câu 1
Xác định nội dung chính và những từ khóa trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Xác định nội dung chính.
- Tìm từ khóa trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính trong đoạn trích là về kiến trúc nhà ở của người Việt.
- Các từ khóa chính trong đoạn trích: “nhà sàn”, “nhà của người Việt”,“ cọc nhà bằng đá”, “cọc tre hoặc gỗ”, “nông thôn tỉnh Sa Đéc”, “gạch”, “Bạc Liêu”…
Câu 2
Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Xem lại kiến thức về các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Lựa chọn phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện thông tin chính.
Lời giải chi tiết:
Có thể sử dụng lược đồ Nam Bộ để thể hiện đặc điểm kiến trúc nhà ở của các khu vực khác nhau. Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Vẽ lược đồ và xác định vị trí các địa danh được đề cập trong đoạn trích như Cao Miên, Sa Đéc, Bạc Liêu, Châu Đốc.
– Bước 2: Vẽ hình ảnh các loại kiến trúc nhà khác nhau: nhà sàn, nhà trên mặt đất.
– Bước 3: Sử dụng các màu sắc khác nhau để biểu thị chất liệu của các ngôi nhà (ví dụ: màu xám biểu thị chất liệu đá, màu nâu biểu thị tre hoặc gỗ, màu đỏ biểu thị gạch).
– Bước 4: Chú thích về các biểu tượng, hình ảnh, màu sắc được sử dụng trong lược đồ.
– Bước 5: Đặt tên cho lược đồ (ví dụ: Lược đồ kiến trúc nhà ở của người Việt Nam ở Nam Bộ).
Câu 3
Tương quan với những kiến thức khác về kiến trúc nhà ở của người Việt và so sánh với các thông tin trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Áp dụng kiến thức cá nhân để đáp ứng câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như trang web của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, sách báo, tạp chí về kiến trúc, hoặc phim ảnh... và so sánh với các thông tin được cung cấp trong đoạn trích.
Gợi ý:
Trong bài viết 'Kiến trúc nhà ở Việt Nam' trên cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, có đề cập đến việc nhà ở của người Việt được xây dựng tuỳ thuộc vào địa hình, nhu cầu sử dụng không gian. Trong lịch sử, ở Việt Nam đã hình thành hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất. Ở vùng núi phía Bắc, nhà đất được xây trên mặt đất với các tường che được làm từ đất. Nhà sàn thường được xây ở miền núi cao để tránh thú dữ và độ ẩm của vùng núi. Trong đồng bằng Bắc Bộ, nhà thường được xây từ tre gỗ và đất nung. Mái nhà có thể là lá hoặc ngói, nhưng không có trần để vẫn giữ mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao nói: 'Ngày nay, tính dân tộc trong kiến trúc đã có những thay đổi, không còn là kiểu cổ điển như trước. Người ta hiện nay vẫn sử dụng tre và gỗ, nhưng cũng sử dụng sắt, thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế. Tuy nhiên, những ngôi nhà hiện nay vẫn giữ được bản sắc dân tộc vì phù hợp với địa lý, khí hậu, lối sống, và tín ngưỡng của từng gia đình'.
→ Cả thông tin từ tạp chí và đoạn trích đều cho thấy điểm tương đồng trong cấu trúc nhà ở truyền thống của người Việt, bao gồm việc sử dụng nhà sàn hoặc nhà đất. Vật liệu xây dựng nhà ở truyền thống thường là tre hoặc gỗ, đất nung… Tuy nhiên, tạp chí còn đề cập đến vật liệu xây dựng trong kiến trúc nhà ở hiện nay mà người ta sử dụng như sắt, thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế hiện đại khác.
Câu 4
Đoạn trích này đã được viết gần một thế kỉ trước. Liệu thông tin mà tác giả cung cấp có còn đáng tin cậy không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Áp dụng kiến thức của bản thân về kiến trúc nhà ở của người Việt để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích này nằm trong cuốn sách được viết gần một thế kỉ trước.
Thông tin mà tác giả cung cấp vẫn đáng tin cậy đến ngày nay.
Bởi vì dù đã bước vào thời đại hiện đại hóa, người Việt vẫn giữ lại nhiều đặc điểm của kiến trúc nhà ở truyền thống: 'Con người sống trên mặt đất di chuyển theo hướng Nam, có thể rộng lớn, nhưng nếu gia đình có thể sống trên một tầng, một mặt bằng thì vẫn phù hợp hơn'. Và dựa trên điều kiện khí hậu, thời tiết, con người vẫn tiếp tục sử dụng cấu trúc nhà truyền thống: nhà sàn hoặc nhà đất.