Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 15,16 SBT Văn 6 Kết nối kiến thức
Đề bài: Đọc bài thơ Cái cầu của nhà thơ Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu;
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,
Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghé,
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió,
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.
Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió
Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,
Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây
Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.
Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng
Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu;
Lúc hợp tác từng đoàn nặng gánh
Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại,
Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi
Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mở
Con cứ gọi cái cầu của cha.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa - Thứ NX8 Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 - 6)
Câu 1
Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Người kể tự xưng là 'con', kể cho mẹ nghe câu chuyện về những cây cầu sau khi nhận “thư cha” kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỷ niệm đẹp đẽ, thân thương.
Câu 2
Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và liệt kê. Nêu hình dung cảm nhận của bản thân
Lời giải chi tiết:
Từ 'cái cầu của cha', bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như:
- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.
- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.
- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.
- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.
- Cái cầu tre bắc qua sông máng.
- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.
- Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.
=> Hình dung: Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gần gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghi dấu bao kỷ niệm thân thương về gia đình, người thân
Câu 3
Biện pháp ngôn từ nào được sử dụng để diễn đạt tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu? Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp ngôn từ đó.
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp ngôn từ được sử dụng và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Nhà thơ đã dùng biện pháp ngôn từ lặp lại từ 'yêu' (6 lần) để nổi bật tình cảm sâu đậm của bạn nhỏ dành cho những cây cầu.
Câu 4
Theo em, cây cầu mà bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Trong câu chuyện của bạn nhỏ, mỗi cây cầu đều mang một vẻ độc đáo, đáng yêu riêng. Tuy nhiên, cây cầu mà bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là 'cái cầu của cha”. Với mẹ, đó là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã - cây cầu quan trọng chi viện cho miền Nam trong cuộc kháng chiến. Cầu là minh chứng cho sự kiên cường, dũng cảm của quân và dân Thanh Hoá, cũng như của dân tộc Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Đối với bạn nhỏ, đó là cây cầu mà cha xây dựng cho xe lửa vượt qua dòng sông sâu. Điều này khiến cây cầu lạ lẫm trở nên quen thuộc và thân thương. Tình yêu với quê hương, đất nước bắt nguồn từ tình yêu với những điều bình dị nhất.
Câu 5
Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh những cây cầu giản dị, thân thiện, mộc mạc gợi nhớ những kỷ niệm chứa đựng tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước. Do đó, tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu cũng là biểu hiện của tình yêu và niềm tự hào với cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước.
Câu 6
Hình ảnh của cha và mẹ trong bài thơ khiến em nghĩ và cảm thấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Nêu ý kiến và cảm xúc
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh của cha trong bài thơ là một người cha xây cầu, đóng góp vào công việc xây dựng Tổ quốc. Vì tính chất của công việc và tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng đất nước, cha thường xuyên phải rời xa gia đình. Tuy nhiên, ông luôn dành tình cảm cho gia đình. Mỗi khi hoàn thành công việc, cha không quên chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với những người thân trong gia đình qua những bức ảnh, những lá thư.
- Mẹ là một người nông dân, sống ở nông thôn, tích cực tham gia vào công việc sản xuất, không ngần ngại những công việc nặng nhọc trên cánh đồng của hợp tác xã. Đó cũng là một người mẹ giàu lòng yêu thương, luôn chăm sóc cho gia đình.