Câu 1
Câu 1 (trang 13, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 1, SGK) Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong văn bản Đọc đường xứ Nghệ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và chú ý lời kể của nhân vật
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba. Ngôi kể này giúp người kể chuyện một cách linh hoạt, tự do về những gì diễn ra với nhân vật
Câu 2
Câu 2 (trang 13, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 2, SGK) Những câu hỏi và cách giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích, chú ý các chi tiết câu hỏi của cậu bé Côn
Lời giải chi tiết:
Những câu hỏi và lời giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về nguồn gốc cội nguồn gốc.
Nhận xét: Cậu bé có tinh thần trọng nghĩa, khinh tài, có cái nhìn lịch sử khách quan, tỉnh táo và trên hết là tâm lòng yêu nước, thương dân sớm hình thành từ truyền thống quê hương, gia đình của cậu bé Côn.
Câu 3
Câu 3 (trang 13, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Qua việc dẫn con đi thăm các di tích lịch sử, văn hóa và giảng giải cho con hiểu về các di tích đó, nhân vật quan Phó bảng đã hướng con đến những giá trị nào trong việc tự dưỡng làm người?
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Qua việc dẫn con đi thăm các di tích lịch sử, văn hóa và giảng giải cho con hiểu về các di tích đó, nhân vật quan Phó bảng đã hướng con đến nhiều giá trị trong việc tự dưỡng làm người. Chẳng hạn, khi kể lại cho con nghe chuyện My Châu – Trọng Thuỷ, quan Phó bảng muốn con thấy được: sống cần biết tôn trọng chữ “tín”, phải biết cảnh giác, đừng nhẹ dạ tin người và cần có lòng tự trọng “chết vinh còn hơn sống nhục”. Đạo lí đó thể hiện trong lời nói của cậu bé Côn: “vua nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm ... Còn vua nhà Thục nước ta lại trọng chữ tín, ... không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu. Nàng My Châu lại ruột để ngoài da. Cha vậy, con vậy thì giữ nước làm sao được? Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng, không khinh được của vua Thục là: Người đã phải tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.”.
Dựa vào căn cứ hình tượng cụ thể trong truyện, phần lớn sẽ thấy được tinh thần trọng nghĩa, khinh tài, cái nhìn lịch sử khách quan, tỉnh táo và trên hết là tâm lòng yêu nước, thương dân sớm hình thành từ truyền thống quê hương, gia đình của cậu bé Côn.
Câu 4
Câu 4 (trang 13, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Qua văn bản Đọc đường xứ Nghệ, bạn có nhận xét gì về đặc điểm tính cách của nhân vật quan Phó bảng và cậu bé Nguyễn Sinh Côn?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Cả quan Phó bảng và cậu bé Côn đều yêu thích các câu chuyện về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, về các giá trị văn hóa - văn học của dân tộc. Ông Phó bảng là người hiểu biết sâu sắc về lịch sử nước nhà, thể hiện lòng yêu nước một cách thẳng thắn, trung thực, rõ ràng; muốn con mình hiểu và sống theo những nguyên tắc tốt đẹp ấy. Cậu bé Nguyễn Sinh Côn thể hiện tư chất thông minh, ham học hỏi, có cá tính và bản lĩnh từ khi còn rất nhỏ.
Câu 5
Câu 5 (trang 13, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quan Phó bảng Sắc hơi sững sờ nhìn hai con, nhìn ngôi đền thờ Thục Phản:
- Con nói đúng. Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khi tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó. Con hãy để ý về phong cảnh núi non, đền đài. Con vừa hỏi cha về hòn núi kia giống một người cụt đầu. Người ta thường gọi nó là hòn Hai Vai hoặc là núi “Tướng quân rơi đầu” đó con ạ. Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng. Từ hòn Trống Thủng, một dãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách.
a) Tại sao đang nói chuyện Thục Phán - An Dương Vương, nhân vật quan bảng lại chuyển sang nói về núi non quê hương với những hòn Hai Vai, Trống Thủng, núi Cờ Rách,...?
b) Bài học mà nhân vật quan Phó bảng muốn truyền đạt cho hai con ở đây là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a) Đang nói chuyện Thục Phán - An Dương Vương, quan Phó bảng lại chuyển sang nói về núi non quê hương với những hòn Hai Vai, Trống Thủng, núi Cờ Rách,... là để khích lệ con em hướng tới câu chuyện quê hương, nhớ lại những sự tích vĩ đại của dân tộc mà hiện vẫn còn để lại dấu ấn trên quê hương, đất nước.
b) Bài học mà quan Phó bảng muốn truyền đạt cho hai con ở đây là cha ông mình một thời đã anh dũng, bất khuất, không chịu sống quỳ, luôn giữ trọn khi tiết, thà chết núi “Tướng quân rơi đầu”... Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng, ... là núi trong chứ không sống đục nên “hòn núi kia giống một người cụt đầu ... là Cờ Rách.”. Mỗi địa danh đều là sự tích về sự thất thủ, hi sinh nhưng luôn “giữ trọn khi tiết”.